Trang Chủ » Blog » Giải Đáp » Bệnh nghề nghiệp là gì? Phân loại ra sao? Chế độ như thế nào?

Bệnh nghề nghiệp là gì? Phân loại ra sao? Chế độ như thế nào?

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là những áp lực vô hình trên mỗi con người, trẻ nhỏ áp lực điểm số, người lớn áp lực tiền bạc, gia đình, công việc… Những tiêu chuẩn nặng nề bị áp đặt trong môi suy nghĩ, tưởng rằng vô hại nhưng nó lại vô hình tạo lên những căn bệnh tổn thương tâm lý hay còn gọi là bệnh nghề nghiệp. Bài viết dưới đây New Real Estate sẽ giải thích chi tiết về bệnh nghề nghiệp là gì để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn. Hãy cùng theo dõi nhé!

Bệnh nghề nghiệp là gì

Khái niệm bệnh nghề nghiệp là gì?

Bệnh nghề nghiệp là gì? Căn bệnh này có nghiêm trọng đối với chúng ta hay không? Bệnh nghề nghiệp là căn bệnh bị phát sinh do tính chất đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan trong quá trình lao động. Khi những tác động xấu gây lại thường xuyên và trong thời gian dài sẽ tạo ra những áp lực vô hình đè nén lên mỗi cá nhân lao động, vì vậy môi trường làm việc độc hại là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này.

+ Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định rõ khái niệm bệnh nghề nghiệp là bệnh tâm lý do điều kiện lao động có hại của công việc tác động xấu đến người lao động.

+ Từ khi có lao động, con người đã chịu ảnh hưởng và tác hại của nghề nghiệp, tức căn bệnh này đã xuất hiện từ lâu nhưng chưa thực sự bùng nổ. Ở thời điểm hiện tại, thế giới phát triển, mỗi người cần sự đổi mới hơn thì căn bệnh này trở nên rõ rệt hơn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nghề nghiệp là gì?

Như New Real Estate đã phân tích ở trên, nguyên nhân bệnh nghề nghiệp xuất phát từ chính môi trường lao động độc hại cả về tinh thần lẫn thể chất. Sức khỏe người lao động và môi trường làm việc có mối quan hệ mất thiết với nhau.

Nếu môi trường lao động tốt quan hệ lao động mỗi cá nhân tốt, quan hệ lao động hài hòa thì sức khỏe người lao động được nâng cao, cải thiện, góp phần kích thích sản xuất tăng năng suất hiệu quả làm việc. Trái lại nếu môi trường lao động độc hại, ô nhiễm, điều kiện lao động hay chính sách bảo vệ người làm không chu đáo, sẽ  gây lên sự suy giảm sức khỏe người lao động, dẫn đến bệnh tật chấn thương, tai nạn, tổn thương tâm lý khiến cho chi phí lao động xã hội tăng, giảm năng suất lao động, sản phẩm không chất lượng.

Những tác động chính dẫn đến bệnh nghề nghiệp sẽ được New Real Estate liệt kê một vài ví dụ dưới đây để giúp bạn đọc hiểu hơn về sự nguy hại của vấn đề này:

  • Các yếu tố vật lý tác động xấu đến môi trường: độ ẩm, nhiệt độ, tốc độ gió, áp suất, bức xạ nhiệt, rung chuyển, tiếng ồn, điện từ trường…
  • Các yếu tố hóa học: chì, crom, khí CO, chất lỏng axit, bazơ…
  • Không khí: bụi amiăng, bụi silic, bụi bông…
  • Yếu tố sinh học: vi rút, vi khuẩn, nấm mốc…
  • Yếu tố tâm sinh lý lao động và ecgonomi: Áp lực công việc, lao động nặng, tư thế lao động, thời gian lao động cao thời gian nghỉ ngơi bị hạn chế…
  • Những yếu tố ảnh hưởng độc hại như trên lâu dần sẽ dẫn đến các nguyên nhân mắc bệnh nghề nghiệp khi lao động. Trên đây là các căn bệnh phát sinh do điều kiện môi trường lao động, sản xuất có hại gây lên những tác động xấu đến với sức khỏe người lao động.

Bệnh nghề nghiệp là gì

Phân loại bệnh nghề nghiệp ra sao?

Ở Việt Nam, dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học và các khảo sát dịch bệnh học các bàn ngành đã đưa ra những quyết định như sau. Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Bộ Y tế đưa ra nghị quyết ban hành sau khi đã tham khảo ý kiến của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Tổ chức đại diện giới sử dụng lao động về bệnh nghề nghiệp.

Vào năm 1976, Nhà nước đưa ra quy định 8 về bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và năm 1991 Nhà nước công nhận thêm 8 bệnh nghề nghiệp, cho đến nay có 16 bệnh nghề nghiệp được công nhận và hưởng chính sách bảo hiểm điển hình như sau:

Bệnh do Leptospira nghề nghiệp, bệnh bụi phổi do chất amiăng, bệnh bụi phổi bông, bệnh do nhiễm độc chì và các hợp chất chì, bệnh nhiễm chất độc benzen và các đồng đẳng, bệnh sạm da nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc mangan và hợp chất mangan, bệnh nhiễm độc trinitrotoluen, bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X, bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất thủy ngân, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn môi trường, bệnh rung chuyển nghề nghiệp, bệnh loét da, viêm da, chàm tiếp xúc, bệnh bụi phổi do chất silic, bệnh lao nghề nghiệp, bệnh viêm gan virut nghề nghiệp…

Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như thế nào?

Cùng New Real Estate tìm hiểu về mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của những người lao động. Cụ thể như sau:

Trợ cấp một lần

Trợ cấp một lần cho người bị bệnh nghề nghiệp? Mức hưởng đầu tiên đó là nhận trợ cấp một lần, mức hưởng này được áp dụng cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% – 30%. Mức hỗ trợ này sẽ được tính như sau:

Người lao động suy giảm 5% được hưởng trợ cấp 1 lần bằng tức 5 lần mức lương cơ sở. Cứ suy giảm thêm 1% mức độ ảnh hưởng thì được thêm 0,5 lần mức lương cơ sở theo quy định.

Ngoài ra, người bị ảnh hưởng còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số tiền qua mỗi năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đối với thời gian đóng từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, tiếp theo thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính cộng 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng khi xảy ra tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.

Bệnh nghề nghiệp là gì

Trợ cấp hàng tháng

+ Mức trợ cấp tiếp theo đó chính là trợ cấp hàng tháng được áp dụng với người lao động mắc bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

+ Nếu cá nhân bị suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, tiếp theo đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

+ Đặc biệt, người lao động bị ảnh hưởng sẽ được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời gian đóng một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, tiếp đó cứ thêm mỗi năm đóng quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào bảo hiểm của tháng liền kề trước tháng được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.

Trên đây là những thông tin xoay quanh về khái niệm bệnh nghề nghiệp là gì, mức hưởng của người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp của New Real Estate. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có những góc nhìn mới về bệnh lý này, có thêm những biện pháp phòng tránh, ngăn chặn hiệu quả.

5/5 - (32 bình chọn)

    Phòng kinh doanh dự án & chăm sóc khách hàng

    Quý khách vui lòng để lại thông tin

    Bộ phận kinh doanh New Real Estate sẽ liên hệ ngay!




    Bài viết liên quan