“Cầu Nhật Tân ở đâu?” đang là một câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Đây không chỉ là một dự án nổi tiếng nối nhiều tuyến đường với nhau mà còn có quy mô lớn hàng đầu trên đất nước Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 13.626 tỷ đồng. Vậy bản đồ quy hoạch và tiến độ dự án này như thế nào? Lợi ích gì khi cầu Nhật Tân đi vào hoạt động? Hãy cùng New Real Estate khám phá nhé!
Tìm hiểu chung về cầu Nhật Tân ở đâu
Cầu Nhật Tân là một công trình giao thông lớn được bắt đầu thi công vào tháng 3 năm 2009 và chính thức khánh thành vào ngày 04/01/2015. Đây là một trong những dự án trọng điểm của quốc gia với tổng số vốn đầu tư lên tới 13.626 tỷ đồng. Với vị trí chiến lược quan trọng, công trình này là sợi dây liên kết giữa trung tâm thành phố với nhiều khu công nghiệp phía Bắc.
“Cầu Nhật Tân ở đâu”. Dự án là một trong bảy cây cầu bắc ngang qua sông Hồng, nối giữa hai quận Tây Hồ và huyện Đông Anh, Hà Nội với nhau. Nó được bắt đầu từ Phú Thượng, Tây Hồ và kết thúc lại điểm giao với quốc lộ 3 tại điểm km7+ 100, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.
Khi cầu Nhật Tân đi vào khai thác sẽ kết nối và rút ngắn quãng đường giữa sân bay Nội Bài với trung tâm thủ đô Hà Nội. Đây như một nút thắt quan trọng giúp giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông tại thủ đô, giảm tải gánh nặng cho các tuyến đường khác, đặc biệt là cầu Thăng Long. Nhờ vậy, tạo ra tiền đề thúc đẩy quá trình giao thương đưa nền kinh tế phát triển.
Quy hoạch dự án cầu Nhật Tân như thế nào?
Ngoài câu hỏi “cầu Nhật Tân ở đâu?” thì bản đồ quy hoạch của dự án cũng khiến nhiều người thắc mắc. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những nội dung chi tiết đến công trình này.
Kích thước của cầu Nhật Tân
Với chiều dài lên tới gần 9km và chiều rộng lên tới 33.2m, cầu Nhật Tân được chia thành 4 làn đường chính gồm 2 làn xe bus và 2 làn xe hỗn hợp, cho phép vận tốc tối đa là 80km/h. Ngoài 4 làn xe cơ giới, nơi đây còn có giải phân giác giữa đường dành cho xe và đường dành cho người đi bộ. Điều này giúp hạn chế tình trạng tai nạn và thuận lợi cho người dân di chuyển dễ dàng hơn.
Tiến độ thi công cầu Nhật Tân
Để đảm bảo chất lượng công trình, kết cấu chính của cây cầu được làm theo dạng dây văng với 5 trụ hình thoi lớn và mỗi bên trụ có 6 nhịp dây kéo. 5 trụ tháp này có ý nghĩa rất lớn, đại diện cho 5 cửa ô của Hà Nội, chào đón bạn bè trong và ngoài nước đến với thủ đô tươi đẹp từ sân bay về trung tâm thành phố.
Như đã trình bày ở trên, tổng số tiền đầu tư cho dự án này lên tới hơn 13 nghìn tỷ đồng và được sử dụng nguồn vốn vay từ JBIC – ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản, vốn đối ứng của Chính phủ nhà nước Việt Nam. Trong bối cảnh nền khoa học kỹ thuật trong nước chưa được phát triển mạnh, Nhật bản đã tài trợ, giúp nguồn vốn ODA tăng cao để đáp ứng được nhu cầu cải thiện các công trình giao thông.
Theo như dự kiến thì nơi đây sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng vào ngày 10/10/2014 nhân dịp kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô. Và trên tiến độ thực tế thì công trình này được khánh thành vào đầu năm 2015, chậm hơn so với dự kiến khoảng 3 tháng.
Xem thêm: Cầu Sài Gòn ở đâu? Có những điểm check in nào?
Cầu Nhật Tân nối các địa điểm nào của Hà Nội?
Cầu Nhật Tân được xây dựng lên với mục đích giảm thiểu tình trạng ùn tắc và rút ngắn thời gian đi từ trung tâm thành phố ra sân bay Nội Bài. Thời gian đi qua cầu để tới sân bay Nội Bài hiện nay chỉ mất khoảng 15 phút. Nếu chạy bằng Ôto và tổng thời gian từ trung tâm ra sẽ khoảng 30 phút, rút ngắn một nửa thời gian 1 tiếng như trước kia.
Lưu ý: Các phương tiện phải đi đúng làn đường dành cho mình để tránh vi phạm quy định về an toàn giao thông. Cụ thể:
- Từ đường Nghi Tàm, Âu Cơ, Yên Phụ, An Dương Vương cần đi đến nút giao giữa An Dương Vương và nhánh 1C để lên cầu.
- Từ Lạc Long Quân, Hoàng Quốc Việt cần đến điểm giao Xuân La và đường vành đai 2 để lên cầu.
Lợi ích của cầu Nhật Tân mang lại khi đi vào hoạt động là gì?
Từ khi cầu Nhật Tân được chính thức đưa vào sử dụng đã mang đến lợi ích nhiều mặt, không chỉ về giao thông mà còn trong kinh tế. Cụ thể là:
- Tình trạng giao thông tại thủ đô có thể nằm trong tầm kiểm soát, tránh ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông đáng kể.
- Thời gian di chuyển giữa các địa điểm được nối ngắn lại, đặc biệt là từ nội thành Hà Nội đến sân Bay Nội Bài chỉ trong vòng 30 đến 45 phút.
Không chỉ vậy, cầu Nhật Tân còn nối giữa trung tâm thành phố với các khu công nghiệp phía Bắc, thuận tiện cho việc di chuyển nhằm phát triển các ngành công nghiệp trong nước. Nhờ đó, quá trình giao thương buôn bán trở nên thuận tiện và tăng trưởng vượt bậc.
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp chi tiết về vấn đề “cầu Nhật Tân ở đâu?” cũng như các thông tin liên quan về quy hoạch, tiến độ và lợi ích dự án này mang lại. Hy vọng với kiến thức trên, bạn đã có thêm nhiều điều bổ ích về chủ đề này.