Trang Chủ » Blog » Giải Đáp » Cổ phần hóa là gì? Lợi ích của Nhà nước và doanh nghiệp ra sao?

Cổ phần hóa là gì? Lợi ích của Nhà nước và doanh nghiệp ra sao?

Với nền kinh tế ngày càng phát triển và rộng mở hiện nay. Song hành cùng sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp/công ty là quá trình cổ phần hóa diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Vậy, cổ phần hóa là gì? Những lợi ích của hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp cũng như các điều kiện thực hiện chúng ra sao? Hãy cùng new Real Estate tìm hiểu về điều này ngay trong thông tin bài viết dưới đây nhé!

Cổ phần hóa là gì
Bạn đang tìm hiểu cổ phần hóa là gì?

Khái niệm cổ phần hóa là gì?

Là người hoạt động hay có quan tâm về kinh tế hẳn bạn không còn xa lạ với khái niệm cổ phần hóa. Đây là một trong những thuật ngữ thường gặp, gắn liền với các doanh nghiệp hiện nay. Vậy, cổ phần hóa là gì? Để hiệu chúng rõ ràng, cặn kẽ nhất, bạn cần bắt đầu từ khái niệm.

Theo đó, cổ phần hóa là việc biến doanh nghiệp từ một chủ sở hữu thành doanh nghiệp nhiều chủ tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần với nhiều người sở hữu chung. Quá trình này có thể được tiến hành một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp thông qua cách thức bán cổ phần cho họ.

Những người sở hữu cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty cổ phần đồng thời đưa doanh nghiệp một chủ trở thành công ty cổ phần theo đúng lộ trình. Có thể hiệu, cổ phần hóa có thể áp dụng đối với bất kỳ doanh nghiệp thuộc sở hữu một chủ nào. Đó có thể là các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp Nhà nước đều có thể cổ phần hóa.

Bản chất của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp là cách thức để thực hiện xã hội hóa sở hữu. Nói theo cách dễ hiệu, chúng chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất sang sở hữu chung thông qua cổ phần.

Cổ phần hóa là gì
Cổ phần hóa được hiểu là gì?

Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là gì?

Xuất phát từ khái niệm cổ phần là gì, người ta cũng thường nhắc tới thuật ngữ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Đây là hoạt động mua bán mà ở đó Nhà nước sẽ thu tiền bán cổ phần của doanh nghiệp đồng thời cổ đông (người sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước) sẽ có quyền sở hữu và định đoạt toàn bộ hay một phần hoạt động, kế hoạch kinh doanh của công ty.

Như vậy, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước sẽ thực hiện chuyển dịch doanh nghiệp từ chủ sở hữu là Nhà nước sang các công ty cổ phần đa sở hữu. Hoạt động này được thực hiện sẽ giúp tránh gây ra mâu thuẫn sâu sắc giữa bộ phận cán bộ với nhân dân – những người lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân quá mức.

Hiện nay, chính phủ nước ta đưa ra đường lối với hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó, sẽ không bán đứt các doanh nghiệp của mình cho các cá nhân nhưng vẫn tiến hành chuyển các doanh nghiệp Nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần theo phương thức một phần cổ phần sẽ được bán ra. Thông thường, tài sản của doanh nghiệp Nhà nước sẽ chia thành các cổ phần và tạo điều kiện cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp được ưu tiên sở hữu. Phần còn lại sẽ do Nhà nước trực tiếp sở hữu.

Cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc Nhà nước là gì?

Điều kiện để các doanh nghiệp cổ phần hoá là gì?

Điều kiện cổ phần hóa là gì được nhiều người đặc biệt quan tâm. Hiện nay, thông tin này đã được quy định rõ ràng tại Điều 2 Nghị định 03/VBHN-BTC.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ hoàn toàn vốn điều lệ là:

  • Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ hoàn toàn vốn điều lệ là công ty mẹ của một tập đoàn kinh tế lớn, có sức ảnh hưởng tới nền kinh tế hoặc công ty mẹ của tổng công ty nhà nước.
  • Công ty TNHH một thành viên độc lập có vốn điều lệ 100% do Nhà nước nắm giữ.
  • Công ty TNHH một thành viên có 100% vốn đầu tư từ nhà nước.

Các đối tượng này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau mới có thể thực hiện quá trình cổ phần hoá:

+ a) Không nằm trong diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục các công ty thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng giai đoạn.

+ b) Doanh nghiệp sau khi đã xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị thực của công ty theo đúng quy định tại Chương II và Chương III Nghị định. Trong đó cho thấy giá trị thực tế doanh nghiệp bằng hoặc lớn hơn các khoản phải trả.

+ c) Đối với công ty nằm trong diện phải sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy định của pháp luật về quản lý, có dùng tài sản công cần điều chỉnh lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý.

Riêng với trường hợp các doanh nghiệp là công ty nông, lâm nghiệp có 100% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ. Ngoài phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với diện tích đất phi nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sử dụng đất đối với diện tích đất nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ.

Trong trường hợp công ty sau quá trình xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả. Lúc này cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam đảm bảo tính khả thi và hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Nhà nước không cấp thêm vốn để cổ phần hóa ngay cả với các doanh nghiệp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục, phân loại doanh nghiệp khi cổ phần hóa thuộc diện Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần.

Cổ phần hóa là gì
Cổ phần hóa doanh nghiệp là gì?

Lợi ích của Nhà nước và doanh nghiệp khi doanh nghiệp cổ phần hoá

Khi nhắc tới lợi ích của quá trình cổ phần hóa là gì, người ta đề cập tới những giá trị mang lại cho cả doanh nghiệp và nhà nước. Cụ thể:

Lợi ích của cổ phần hóa đối với Nhà nước

  • Chúng giúp hạn chế sự can thiệp của Nhà nước đối với công ty. Từ đó đồng thời tiết kiệm được chi phí quản lý hơn, tránh sự chồng chéo trong điều hành sản xuất.
  • Tạo dựng khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả và ngày càng linh hoạt hơn.
  • Tăng tính cạnh tranh cho các công ty cổ phần.
  • Tạo ra nền kinh tế với sự đa dạng các loại hình doanh nghiệp, bao gồm cả cả khu vực kinh tế và Nhà nước. Từ đó, giúp cả 2 đối tượng hoàn thiện năng lực doanh nghiệp hơn.
  • Thu hút được nguồn vốn đầu tư dồi dào từ xã hội và nguồn vốn từ nước ngoài. Từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hơn.

Lợi ích đối với doanh nghiệp

+ Khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần và quá trình cổ phần hóa được thực hiện thành công. Doanh nghiệp sẽ có điều kiện để phát hành chứng khoán. Đây là cơ sở giúp thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ trong xã hội đầu tư vào nền kinh tế.

+ Hoạt động cổ phần hóa giúp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm do quá trình cạnh tranh. Từ đó giúp nâng cao vị thế trên thị trường trong nước và nước ngoài.

+ Tái cấu trúc doanh nghiệp giúp họ hoạt động hiệu quả hơn.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi cổ phần hóa là gì. Từ đó đem đến những hiểu biết chính xác, đầy đủ nhất về quá trình này. Để biết thêm nhiều thông tin về doanh nghiệp và hoạt động kinh tế. Hãy truy cập vào website của New Real Estate nhé!

5/5 - (41 bình chọn)

    Phòng kinh doanh dự án & chăm sóc khách hàng

    Quý khách vui lòng để lại thông tin

    Bộ phận kinh doanh New Real Estate sẽ liên hệ ngay!




    Bài viết liên quan