Trang Chủ » Blog » Giải Đáp » Tâm lý học sinh hiện nay như thế nào? Tại sao cần phải quan tâm?

Tâm lý học sinh hiện nay như thế nào? Tại sao cần phải quan tâm?

Theo các nhà nghiên cứu về tâm sinh lý, lứa tuổi vị thành niên nằm trong khoảng từ 10 – 20 tuổi. Và đây cũng là độ tuổi học sinh mà mọi người đều trải qua trong đời. Tuổi vị thành niên kéo dài hơn 10 năm, là sự chuyển tiếp giữa những năm tháng trẻ thơ sang người lớn. Vì vậy, chúng có những đặc điểm riêng biệt mà cha mẹ cần nắm bắt để thấu hiểu trẻ. Việc tìm hiểu tâm lý học sinh trong thời kì này đóng vai trò quan trọng để bạn có thể kết nối, trò chuyện và chia sẻ của trẻ. Từ đó góp phần định hướng, đồng hành cùng bé trong giai đoạn đầy mới lạ với nhiều khám phá này.

Tâm lý học sinh

Tại sao cần tìm hiểu tâm lý học sinh?

Tâm lý, nhận thức và trạng thái cảm xúc của con người liên tục thay đổi theo từng độ tuổi. Đó là điều hầu hết mọi người đều thấu hiểu và cảm nhận rất rõ những biến chuyển trong mình.

Bạn sẽ nhận thấy rằng ở độ tuổi 30, bạn không còn những suy nghĩ ngây thơ, non nớt. Cũng như ở lứa tuổi 60 không còn những bồng bột, nông nổi như thời tuổi trẻ. Đây là những thay đổi mà hầu hết mọi người sẽ gặp phải trong đời. Trong đó, quãng đời học sinh là lúc tâm sinh lý có nhiều thay đổi nhất. Tìm hiểu tâm lý học sinh là việc làm quan trọng, cần thiết để cha mẹ hiểu hơn về trẻ. Từ đó đồng hành cùng các em trong những giai đoạn phát triển quan trọng của cuộc đời.

Tâm sinh lý nghĩa là gì?

Tâm sinh lý được hiểu theo nghĩa đơn giản là trạng thái tâm lý, cảm xúc của mỗi con người. Tâm sinh lý tác động và chi phối rất lớn đến hành động. Thậm chí, nó còn là nguyên nhân, là động cơ của mọi hoạt động sống. Sự nhận thức về tâm lý càng cao sẽ giúp con người hành động sáng suốt, đúng đắn hơn. Ngược lại, nếu tâm lý không được thấu hiểu, dễ kích động sẽ có thể dẫn đến nhiều hành động sai trái, nguy hại.

Tâm lý là khái niệm này tương đối trừu tượng và khó hiểu. Tuy nhiên, chúng lại là những gì đang diễn ra trong mỗi con người, mỗi ngày, mỗi giờ. Đồng thời tâm lý cũng có sự thay đổi theo từng năm tháng của cuộc đời. Trong đó, giải đoạn tuổi vị thành niên (tâm lý học sinh) là thời kì có nhiều biến chuyển nhất.

Tâm lý học sinh

Ý nghĩa khi nghiên cứu tâm lý?

Tuổi vị thành niên là quãng thời gian mà trẻ chuyển tiếp từ những năm tháng trẻ thơ và dần trưởng thành. Trẻ sẽ tiếp xúc thêm nhiều môi trường mới, gặp gỡ thêm nhiều bạn bè mới, có thêm nhiều mối quan hệ mới. Vì vậy, những thay đổi trong tâm sinh lý diễn ra vô cùng phức tạp. Cùng với đó là những thay đổi về thể chất khi trẻ lớn dần, cơ thể cũng có những đổi khác. Lúc này, cha mẹ cần là người đồng hành để cùng trẻ trải qua thời kì này.

Việc tìm hiểu tâm lý trẻ em và học sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi chúng là cơ sở để đánh giá về nhận thức và hành động của trẻ trong giai đoạn vị thành niên. Đồng thời khi thấu hiểu suy nghĩ của trẻ sẽ giúp cha mẹ đưa ra các quyết định can thiệp, ủng hộ hoặc kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ sai trái, lệch lạc của trẻ.

Thực tế đã chứng minh tâm sinh lý con người bị ảnh hưởng rất lớn ở giai đoạn tuổi vị thành niên. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm về vấn đề này để có thể nuôi dạy trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất.

Tâm lý học sinh

Tâm lý học sinh hiện nay như thế nào?

Tâm sinh lý của độ tuổi vị thành niên được tạm chia thành 02 giai đoạn. Cách phân chia tương đối này dựa theo môi trường mà trẻ học tập sẽ có sự thay đổi theo từng thời kỳ.

Tâm lý học sinh cấp 2 như thế nào?

Học sinh cấp 2 ở nước ta được quy định là cấp học từ lớp 6 đến lớp 9 (tức là khoảng 10-14 tuổi). Đây được gọi là giai đoạn vị thành niên sớm (tuổi thiếu niên) khi trẻ lúc này bước vào tuổi dậy thì.

Bên cạnh những biến đổi về mặt sinh học khi trẻ cao lên rất nhiều, tăng cân ổn định thì tâm lý học sinh ở giai đoạn này cũng có những đặc trưng nhất định. Mặc dù nhìn chung trẻ vẫn còn mang nhiều đặc trưng của một đứa trẻ với suy nghĩ khá đơn giản. Tuy nhiên, các bé đã có nhận thức rõ nét hơn về các mối quan hệ: bạn bè, gia đình, người thân,…

Ở độ tuổi này, trẻ đặc biệt coi trọng mối quan hệ bạn bè. Trong đó, chúng có thể xuất hiện những tình trạng mâu thuẫn đan xen, vừa gắn bó, vừa tách bạch,… Trẻ có thể tuân thủ cha mẹ nhưng đồng thời cũng bắt đầu có những tư tưởng vừa chống đối, muốn tách khỏi sự bảo hộ của gia đình. Tâm lý của một đứa trẻ ở tuổi này cũng phụ thuộc vào lối sống của gia đình, nền tảng giáo dục,…

Tâm lý học sinh THPT như thế nào?

Từ 13 – 17 tuổi (tuổi thiếu niên), tâm lý của trẻ tiếp tục có những thay đổi lớn. Giai đoạn này trẻ cũng có những phát triển mạnh mẽ về hình thể: Cơ bắp xuất hiện, cơ quan sinh dục dần hoàn thiện, các tuyến nội tiết hoạt động mạnh, có khả năng sinh hoạt tình dục,…

Những biến đổi tâm lý ở độ tuổi này diễn ra rất mạnh mẽ. Thậm chí, cha mẹ có thể cảm nhận rõ về việc trẻ lớn lên từng ngày. Trong đó, đặc trưng là suy nghĩ dần độc lập, mong muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình. Trẻ thiếu niên cũng có xu hướng tìm kiếm thêm nhiều mối quan hệ ngoài gia đình, hướng tới bạn bè – những người bạn đồng lứa. Đây là độ tuổi có nhu cầu cao về tình bạn, tràn đầy cảm xúc và đôi khi bồng bột, bốc đồng. Tâm lý học sinh THPT rất thất thường, thuận theo trạng thái cảm xúc.

Đặc biệt, ở độ tuổi này, những xúc cảm yêu đương, dễ rung động bắt đầu manh nha xuất hiện. Trẻ có nhu cầu cao về sự hấp dẫn quyến rũ tình dục nhưng thường dễ nhận lẫn với bản năng. Trẻ cũng muốn khám phá các năng lực của mình trong  quan hệ tình dục. Thực tế đã có nhiều em vấp ngã khi bước vào giai đoạn này. Có thể khẳng định, ở độ tuổi thiếu niên, trẻ hoàn toàn không còn là trẻ con những  vẫn chưa phải là người lớn.

Tâm lý học sinh là giai đoạn có nhiều thay đổi khó lường. Vì vậy, cha mẹ cần là người thấu hiểu, lắng nghe và là chỗ dựa tin cậy dành cho trẻ. Hãy dành cho con em mình sự cảm thông, tôn trọng và luôn sẵn sàng chia sẻ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được công nhận, được hiểu và mở lòng hơn.

New Real Estate khuyên cha mẹ cũng không nên quan tâm quá mức khiến trẻ cảm thấy gò bò. Đặc biệt, không nên cấm cản hoặc sử dụng bạo lực với trẻ. Hãy đồng hành cùng trẻ để trẻ có được sự phát triển và định hướng đúng đắn trong giai đoạn này nhé!

5/5 - (52 bình chọn)

    Phòng kinh doanh dự án & chăm sóc khách hàng

    Quý khách vui lòng để lại thông tin

    Bộ phận kinh doanh New Real Estate sẽ liên hệ ngay!




    Bài viết liên quan