Nhà tâm lý học người Áo – Sigmund Freud cho rằng: hành động của trẻ sơ sinh ban đầu được thôi thúc bởi sự ích kỷ và bản năng. Tuy nhiên, vào những năm tháng sau này, chúng sẽ tiếp xúc dần với môi trường bên ngoài và đón nhận các giá trị xã hội mà những người bên cạnh tác động vào. Điều này hình thành thái độ và cách ứng xử của trẻ theo từng giai đoạn. Việc tìm hiểu tâm lý trẻ em chính là chìa khóa quan trọng để cha mẹ có thể dạy dỗ và đồng hành cùng bé, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách tốt đẹp nhất.
Tâm lý trẻ em là gì?
Việc nuôi dưỡng một đứa trẻ chưa bao giờ là dễ dàng. Bởi không chỉ cần được chăm lo về thể chất, trẻ nhỏ cần có sự nuôi dưỡng về trí tuệ, nhân cách. Đó chính là lý do mà khái niệm tâm lý trẻ em ngày càng được nhiều người quan tâm hiện nay.
Theo đó, tâm lý của trẻ nhỏ là một phần quan trọng của tâm lý học phát triển con người. Chúng không chỉ đóng vai trò nền tảng, giúp hình thành tính cách và thái độ mà còn là tiền đề để xây dựng con người. Vấn đề này rất rộng lớn và cho tới nay vẫn được liên tục phát triển bởi đội ngũ các chuyên gia, nhà tâm lý học. Phạm vi nghiên cứu của lĩnh vực này bao gồm: Phát triển kỹ năng nhận thức – vận động, kĩ năng ngôn ngữ, phát triển tình cảm, thay đổi về mặt xã hội,…
Nghiên cứu về quá trình hình thành – phát triển tâm lý ở trẻ nhỏ sẽ giúp đưa ra những phương pháp tư vấn trị liệu hiệu quả cho trẻ ngay từ ban đầu. Từ đó giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về con em mình, sẵn sàng cùng đồng hành với con trong những năm tháng đầu đời.
Các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em theo lứa tuổi ra sao?
Công trình nghiên cứu của tiến sĩ Brenda Volling (Đại học Michigan) đã chỉ ra rằng: Tâm sinh lý của trẻ nhỏ sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những gì chúng được tiếp xúc trong những năm tháng đầu đời. Trong đó, ở mỗi giai đoạn sẽ có những thay đổi và mức độ tiếp nhận cũng khác nhau.
Tâm lý trẻ em trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi
Tâm lý trẻ em trong giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là thời kỳ dần hình thành những nhận thức sơ khai. Trong đó, ở mỗi năm tuổi trẻ lại có những chuyển biến riêng về mức độ nhận thức.
Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 0 đến 1 tuổi
Giai đoạn sơ sinh từ 0 đến 1 tuổi ở trẻ là thời điểm mà bé bắt đầu làm quen với môi trường bên ngoài. Những khác biệt về môi trường bên trong bụng mẹ khiến bé cần có thời gian để dân thích nghi. Vì vậy, ở những tháng đầu, tâm lý của bé chưa ổn định, vẫn còn lạ lẫm với môi trường và mọi người xung quanh. Lúc này cha mẹ cần thường xuyên tiếp xúc, hỗ trợ để các bé có thể ăn, ngủ, tập đi,…
Bên cạnh những chăm sóc về thể chất, những hoạt động tiếp xúc thân mật như ôm, hôn, vuốt ve, chơi đùa,… cũng sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương, tạo cảm giác an toàn. Đây là những tín hiệu tích cực giúp chuẩn bị cho việc hình thành tâm sinh lý và nhân cách của trẻ trong những năm tiếp theo của cuộc đời.
Những chuyển biến tâm lý trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Được coi là giai đoạn vàng trong tâm lý trẻ em, thời kỳ 1 đến 3 tuổi là lúc những nhận thức non nớt của bé được hình thành. Đặc trưng của quãng thời gian này là việc trẻ bắt đầu học cách tập đi và giao tiếp với mọi người. Các bé thường có xu hướng tìm tòi, khám phá mọi đồ vật thông qua quá trình tiếp xúc. Cùng với đó, ngôn ngữ cũng dần bắt đầu được học hỏi thông qua những cuộc trò chuyện.
Ở giai đoạn này, trẻ chịu nhiều ảnh hưởng từ các cử chỉ, lời nói và hành động của người lớn. Vì vậy, để tâm lý và tính cách của bé được phát triển theo chiều hướng tích cực thì cha mẹ nên tạo dựng sự mẫu mực để bé nói theo. Chẳng hạn, trước mặt trẻ nên tạo thái độ lịch sự khi giao tiếp, biết nói lời chào, lời cảm ơn hay xin lỗi, kính trên nhường dưới… Cha mẹ cũng nên thường xuyên nói lời yêu thương để bé cảm nhận được tình cảm gia đình theo cách tự nhiên nhất.
Sự phát triển về tâm lý của trẻ em trong giai đoạn 3 – 6 tuổi
Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu bước vào môi trường hoàn toàn mới. Các bé sẽ được ba mẹ cho đi học mẫu giáo và gặp gỡ nhiều người hơn. Thông qua các giao tiếp cùng bạn bè cùng chang lứa, thầy cô,… Trẻ lúc này bắt đầu hình thành các mối quan hệ rộng hơn trước đó. Đây là môi trường lý tưởng để bé được phát triển các kỹ năng bao gồm: vận động tinh và vận động thô.
Trẻ ở độ tuổi này bắt đầu có sự linh hoạt về ngôn ngữ khi bắt đầu trò chuyện nhiều hơn. Bé cũng biết cách sử dụng nhiều đồ vật một cách thuần thục. Đặc biệt, trẻ ở giai đoạn này thường rất tò mò về mọi thứ xung quanh. Vì vậy, các bé sẽ thường hay có những câu hỏi như: Vì sao? Là gì? Tại sao lại như vậy? Cha mẹ nên giải đáp để bé có được những khám phá bổ ích. Đặc biệt, cha mẹ cũng cần dạy cho trẻ tư duy độc lập, hình thành khả năng phân tích vấn đề dựa trên những quan sát, đánh giá. Bằng cách này, bé sẽ có được sự phát triển tối ưu để trở nên tự tin và cởi mở hơn.
Đặc điểm tâm lý của trẻ nhỏ từ 6 đến 12 tuổi
Sau giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi, tâm lý trẻ em bước sang một thời kỳ hoàn toàn với. Bé yêu lúc này sẽ tiếp tục tham gia vào một môi trường hoàn toàn khác biệt là trường tiểu học. Phần lớn thời gian trong ngày của bé sẽ dành cho hoạt động học tập và vui chơi. Đặc biệt, lúc này bé sẽ phải thích nghi với những quy tắc, quy chế nghiêm ngặt của môi trường giáo dục, thời điểm này được gọi là giai đoạn “tâm lý học sinh“. Vì vậy, cha mẹ cần đồng hành cùng bé, hướng dẫn để bé sớm thích nghi với không gian này.
Sự phát triển về tâm lý trẻ em thay đổi theo từng năm tuổi. Cha mẹ cần là những người có sự tìm hiểu để nắm bắt và đồng hành cùng bé trong những năm đầu đời. Việc định hướng, hỗ trợ để trẻ phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý là điều vô cùng quan trọng. Bởi chúng là những “viên gạch đầu tiên” hình thành nên nhân cách, thái độ của một con người. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian xem bài chia sẻ của chuyên gia tại New Real Estate.