Để hoàn thiện một công trình kiến trúc, chúng ta cần phải đảm bảo đầy đủ các loại thủ tục, giấy tờ, hồ sơ trước khi đưa công trình vào sử dụng. Một trong số đó, không thể không nhắc đến bản vẽ. Vậy bản vẽ hoàn công là gì? Bản vẽ này khác với bản vẽ thiết kế như thế nào? Những yêu cầu gì cần có với bản vẽ không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ những thắc mắc trên của các bạn.
Bản vẽ hoàn công được hiểu là gì?
Bản vẽ hoàn công là gì? Là bản vẽ bộ phận công trình khi công trình đã hoàn thành xây dựng. Trong đó, bản vẽ sẽ thể hiện chi tiết kích thước thực tế của công trình so với kích thước thiết kế. Bản vẽ này được thiết lập dựa trên cơ sở của bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Đây là bản vẽ có công dụng ghi lại tất cả những chi tiết của hạng mục công trình thực tế đã thực hiện.
Mục đích của bản vẽ là phản ánh kết quả thi công thực tế xây lắp của nhà thầu trên cơ sở bản vẽ thiết kế và kết quả kiểm duyệt các sản phẩm xây lắp đã được chủ đầu tư xác nhận.
Dựa vào bản vẽ, chúng ta có thể thực hiện bảo hành bảo trì công trình. Đây cũng là cơ sở cho việc sửa chữa, cải tạo sau này như sửa chữa hệ thống nước, thay thế một số chi tiết bộ phận công trình, sửa chữa điện.
Có cần làm bản vẽ khi hoàn công không?
Khác với bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công là gì? Trên đó sẽ thể hiện đúng kích thước chi tiết so với kích thước thiết kế ban đầu. Chính vì vậy, từ bản vẽ, chủ nhà sẽ biết rõ được hiện trạng của công trình, đồng thời xác nhận thực tế các hạng mục công trình sau khi xây dựng hoặc sửa chữa.
Không những thế, bản vẽ còn là loại giấy tờ thiết yếu để hoàn tất công tác nghiệm thu, thanh toán cho nhà thầu. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở hỗ trợ cho việc quan lý của Nhà nước về mặt pháp luật, xác nhận xem công trình có được thực hiện chính xác theo giấy phép xây dựng không.
Yêu cầu đối với bản vẽ hoàn công là gì?
Theo những gì chúng tôi vừa đề cập bên trên, bản vẽ hoàn công là gì? Là một trong những loại giấy tờ đặc biệt quan trọng đối với các chủ thầu xây dựng. Điều này đồng nghĩa với việc các yêu cầu đi kèm khi thiết lập bản vẽ này cũng tương đối chặt chẽ và nghiêm ngặt. Dưới đây là một số những yêu cầu lớn đối với với bản hoàn công:
- Bản vẽ hoàn phải được lập ra theo đúng mẫu của Bộ Xây Dựng ban hành nếu muốn có hiệu lực về mặt pháp lý.
- Toàn bộ các quá trình lập văn bản, ký kết hay đóng dấu xác nhận cũng phải được thực hiện theo đúng quy chuẩn với sự chứng kiến của các bên liên quan.
- Bản vẽ cần phải được lập ra ngay sau khi công trình hoàn thành và chuẩn bị công tác nghiệm thu.
- Bản vẽ này phải thể hiện được rõ ràng, đầy đủ và chi tiết nhất tất cả các thay đổi dù nhỏ nhất so với bản vẽ thiết kế.
- Cần phải ký kết bản vẽ ngay tại thời điểm nghiệm thu công trình.
- Trên bản vẽ, bắt buộc phải ghi rõ các số liệu thực tế theo tình trạng xây dựng của công trình.
Bên nào có trách nhiệm lập bản vẽ
Căn cứ theo Nghị định số 209/2004/ NĐ-CP của Chính Phủ, theo đó, nhà thầu thì công là người có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công là gì? Là khi khi công trình đã hoàn thành xây dựng.
Dựa vào quy định tại điều 11 thông tư số 39/2009/ TT – BXD của Bộ Xây Dựng, nhà dưới 3 tầng hoặc có tổng diện tích sàn không quá 250m2 thì mọi cá nhân và tổ chức liên quan sẽ làm công việc tương tự. Đối với nhà từ 3 tầng trở lên hoặc có diện tích lớn hơn 250m2, nhà có tầng hoặc nâng tầng thì tổ chức thi công phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
Một số lưu ý khi lập bản vẽ hoàn công
Khi lập bản vẽ, chủ thầu cần áp dụng đúng theo mẫu của Bộ Xây Dựng đã ban hành trước đó. Bản vẽ phải mô tả được chi tiết hiện trạng thực tế của công trình, đồng thời thể hiện chính xác kích thước, vị trí lắp đặt các thiết bị của công trình.
Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây nếu phải ký kết hợp đồng. Dưới đây là những loại hồ sơ mà bạn cần chuẩn bị căn cứ theo thông tư 05/2015/ TT – BXD, bao gồm:
- Giấy phép xây dựng
- Hợp đồng xây dựng của chủ nhà với các bên liên quan bao gồm: Nhà thầu, thi công, thiết kế, giám sát công trình.
- Bản thiết kế công trình.
- Báo cáo kết quả bản vẽ thi công xây dựng.
- Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định bản thiết kế.
- Cần bản vẽ hoàn công (nếu công trình có sự thay đổi so với bản vẽ thiết kế).
- Báo cáo thí nghiệm, kiểm định.
- Văn bản thỏa thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền về PCCC, vận hành thang máy,..
Trên đây là những thông tin tổng quan nhất của New Real Estate. Hy vọng rằng qua bài viết trên các bạn đã nắm được bản vẽ hoàn công là gì cũng như hiểu hơn về những nội dung xoay quanh chủ đề này. Hãy truy cập ngay vào website của chúng tôi để biết thêm những thông tin chi tiết nhé!