Việc tra cứu giấy phép kinh doanh của cơ sở kinh doanh rất cần thiết vì qua tra cứu giấy phép kinh doanh sẽ giúp đơn vị điều chỉnh, cập nhật kịp thời những thông tin phù hợp với quy định của pháp Luật hiện hành. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng biết cách tra cứu thông tin giấy phép kinh doanh. Vì vậy, đừng nên bỏ qua bài viết hướng dẫn cách tra cứu giấy phép kinh doanh dưới đây của New Real Estate nhé!
Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ gì?
Giấy phép kinh doanh là loại giấy mà các doanh nghiệp kinh doanh sẽ được cấp khi đáp ứng đủ các điều kiện của ngành nghề. Thông thường sẽ được cấp sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được xem là giấy khai sinh công nhận sự tồn tại của doanh nghiệp thì giấy phép kinh doanh sẽ là điều kiện cần và đủ để thực hiện kinh doanh. Tất cả đều hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước và pháp Luật.
Riêng đối với những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện như bán lẻ rượu, quán cà phê, xây dựng… Bắt buộc cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Doanh nghiệp phải vượt qua thẩm định điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trên giấy phép kinh doanh không thể thiếu những thông tin cơ bản sau:
- Tên của doanh nghiệp kinh doanh/ hộ kinh doanh.
- Trạng thái hoạt đồng (Còn hay không), mã số thuế.
- Ngày được cấp phép kinh doanh.
- Họ tên của người đại diện theo quy định pháp Luật.
- Địa chỉ, ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh, doanh nghiệp.
Thời hạn của giấy phép kinh doanh là bao lâu?
+ Thời hạn giấy phép kinh doanh của mỗi ngành nghề sẽ khác nhau, tùy thuộc vào quy định của Nhà nước với ngành nghề đó. Thời hạn tối đa của một giấy phép có thể lên đến 50 năm.
+ Để biết được thời hạn giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp mình bạn có thể tra cứu trên một số hệ thống.
Mục đích lập giấy kinh doanh để làm gì?
Vậy mục đích giấy phép kinh doanh là gì? Tại sao các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cần phải làm giấy phép kinh doanh? Bởi những lý do sau đây:
+ Giấy phép kinh doanh được coi là giấy thông hành của các doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường. Là một công cụ quản lý và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình, doanh nghiệp trên cả nước. Từ đó sẽ đưa ra những chính sách và phương án phát phát triển phù hợp.
+ Khi kết kết hợp đồng, hợp tác kinh doanh giữa hai doanh nghiệp, cả hai có thể tra cứu thông tin của nhau trước khi tiến hành ký kết. Chẳng hạn như tra cứu các thông tin và ngày thành lập, số vốn, trạng thái hoạt động…
Làm thế nào để tra cứu giấy phép kinh doanh chính xác và nhanh nhất?
Bạn có thể tra cứu giấy phép kinh doanh bằng một trong các cách dưới đây:
Tra cứu thông tin giấy phép trên cổng thông tin quốc gia
Tùy vào ngành nghề kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp… khi làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh sẽ có thời gian và chi phí khác sau. Để tra cứu những thông tin liên quan đến giấy phép kinh doanh, bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Truy cập vào trang web chính của Cổng thông tin quốc gia (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
Bước 2: Tại mục tìm kiếm trên giao diện chính của trang, bận cần điền mã số thuế (mã số doanh nghiệp) cũng có thể tìm kiếm theo tên doanh nghiệp để tìm kiếm.
Bước 3: Sau đó những thông tin liên quan của doanh nghiệp sẽ hiện đầy đủ. (Gồm tên doanh nghiệp, trạng thái hoạt động, loại hình doanh nghiệp, ngày thành lập, ngành nghề kinh doanh…).
+ Nếu bạn tìm kiếm theo mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp, kết quả tìm kiếm sẽ có độ chính xác cao hơn và thời gian tra cứu cũng nhanh hơn.
+ Nếu tìm kiếm theo tên doanh nghiệp thì sẽ có nhiều doanh nghiệp có tên gần giống nhau, do đó việc tìm kiếm thông tin sẽ mất thời gian và độ chính xác cũng thấp hơn.
Tra cứu tại Tổng cục thuế
Bước 1: Truy cập vào trang web chính của Tổng cục thuế (https://tracuunnt.gdt.gov.vn).
Bước 2: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp vào ô tìm kiếm và nhấn chọn lệnh Tra cứu.
Bước 3: Lúc này hệ thống sẽ trả kết quả những thông tin của doanh nghiệp như mã số thuế, tên doanh nghiệp,…
+ Nếu doanh nghiệp đăng ký một mã số thuế nhưng có nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh thì kết quả tìm kiếm cũng sẽ gồm những chi nhánh,văn phòng đại diện đó. Mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện sẽ có thêm ký hiệu -xxx (x: con số từ 0-9) sau mã số thuế.
+ Bạn có thể nhấn chọn vào tên của doanh nghiệp để biết thêm nhiều thông tin hơn về doanh nghiệp đó.
Tra cứu bằng ứng dụng
Bạn có thể sử dụng ứng dụng tra cứu để tra cứu thông tin giấy phép kinh doanh dễ dàng và tiện hơn ngoài cách tra cứu tại các trang web. Tuy nhiên, nhược điểm của ứng dụng này chính là hiện tại chỉ có phiên bản tra cứu trên hệ điều hành Android.
Bước 1: Mở ứng dụng Google Play, tìm kiếm “tra cứu thông tin công ty”
Bước 2: Tải ứng dụng về máy và truy cập vào ứng dụng để tra cứu thông tin.
Bước 3: Nhập tên doanh nghiệp hoặc mã số thuế trên thanh tìm kiếm của ứng dụng. Nhấn chọn lệnh “tìm kiếm”.
Bước 4: Thông tin của doanh nghiệp sẽ được hiển thị ngắn gọn gồm địa chỉ, ngày cấp phép, trạng thái hoạt động,…
Cách kiểm tra thông tin giấy phép kinh doanh đã công bố chưa như thế nào?
Bước 1: Truy cập vào trang chủ Cổng thông tin quốc gia, chọn mục Bố cáo điện tử trên thanh công cụ.
Bước 2: Bạn cần điền đầy đủ những thông tin như:
Ngày đăng: chính là thời gian đăng Bố cáo.
Loại công bố: tùy vào loại bố cáo của doanh nghiệp trước đó đã đăng ký (đăng ký mới, giải thể doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp…).
Lưu ý: khi tra cứu giấy phép đăng ký kinh doanh, nếu doanh nghiệp mới hoàn thành các thủ tục thành lập công ty thì cần chọn loại bố cáo “đăng ký mới”. Thông tin cần có gồm: nơi đặt trụ sở chính, mã số của doanh nghiệp, mã số nội bộ và tên tài khoản (không bắt buộc).
Bước 3: Nhấn chọn lệnh “tìm kiếm”. Lúc này hệ thống sẽ xuất ra một file PDF để bạn kiểm tra thông tin đăng bố cáo của mình chính xác hay chưa.
Tra cứu thông tin doanh nghiệp, tra cứu giấy phép kinh doanh là một công việc cần thiết để có thể chủ động trong quá trình thành lập và quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Với những thông tin chia sẻ trên đây, New Real Estate hy vọng nó sẽ hữu ích cho bạn trong việc tra cứu giấy phép kinh doanh doanh nghiệp cũng như hộ kinh doanh.