Các hoạt động công chứng, chứng thực giấy tờ ngày nay được thực hiện vô cùng phổ biến. Bởi để mọi loại văn bản, hợp đồng để có hiệu lực. Chúng bắt buộc phải thông qua một đơn vị có thẩm quyền nhằm xác nhận, chứng thực. Chính vì vậy, việc tìm kiếm địa chỉ công chứng giấy tờ ở đâu luôn là thông tin được rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang mong muốn được giải đáp điều này. Vậy thì hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây từ New Real Estate nhé!
Công chứng giấy tờ được hiểu là gì?
Để có thể trả lời câu hỏi công chứng giấy tờ ở đâu một cách chính xác. Trước tiên, việc hiểu rõ về bản chất của hành động này là vô cùng cần thiết. Mặc dù là hoạt động rất phổ biến và hầu hết mọi người đều ít nhất một lần thực hiện. Tuy nhiên, khi nhắc về công chứng, không phải ai cũng hiểu rõ về điều này.
Theo đó, khái niệm công chứng được giải thích cụ thể là tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP là hoạt động chứng thực các giấy tờ về mặt pháp lý tại các cơ quan công chứng có thẩm quyền. Hoạt động chứng thực bản sao từ bản chính là việc các cơ quan có tư cách pháp lý sẽ căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng năm 2014 cũng có những giải thích về công chứng như sau. Công chứng là hoạt động được xác định bởi việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nào đó xác thực tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự đảm bảo tính chính xác, không trái đạo đức xã hội và theo đúng trình tự pháp Luật. Giấy tờ được chứng thực chỉ có hiệu lực khi tổ chức hành nghề công chứng thực hiện theo đúng quy định của Luật đề ra.
Nên công chứng giấy tờ ở đâu an toàn nhất?
Với định nghĩa cụ thể trên, rõ ràng hoạt động công chứng giấy tờ là việc làm hành chính và có liên quan mật thiết với các đơn vị công chứng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết công chứng giấy tờ ở đâu mới đúng Luật. Bởi nếu đến sai địa điểm, bạn sẽ không thể thực hiện công chứng. Như vậy, để chứng thực giấy tờ nhanh chóng và có hiệu quả. Bạn nên đến đúng địa chỉ thực hiện chức năng này.
Cụ thể, theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định, các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc chứng thực giấy tờ bao gồm:
Phòng Tư pháp huyện: | Là nơi bạn có thể thực hiện các hoạt động chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, hay các giấy tờ thuộc về hoạt động liên kết do nước ngoài cấp (trường hợp này người ký chứng thực là Trưởng/Phó trưởng phòng Tư pháp huyện). |
Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã: | Là địa chỉ chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Đối với các trường hợp này Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã sẽ là người ký chứng thực. |
Cơ quan đại diện: | Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài hay các giấy tờ liên kết giữa Việt Nam và nước ngoài. Người ký chứng thực trong trường hợp này là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự. |
Phòng/Văn phòng công chứng: | Là nơi thực hiện hoạt động chứng thực bản sao của Việt Nam, nước ngoài hoặc Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp. Công chứng viên tại các văn phòng công chứng sẽ là người thực hiện ký chứng thực. |
Tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng thể hiện rõ, các hoạt động chứng thực hoàn toàn không phụ thuộc vào nơi cư trú của người thực hiện. Như vậy, khi có nhu cầu về công chứng giấy tờ, công dân có thể tới bất kỳ điểm công chứng nào để được hỗ trợ tốt nhất.
Nên đi công chứng giấy tờ ở đâu tại khu vực bạn đang sinh sống?
Hoạt động công chứng cần được thực hiện đúng theo Luật định. Vì vậy, với câu hỏi về công chứng giấy tờ ở đâu. Không ít người vẫn băn khoăn về các địa chỉ chính xác theo từng mục đích. Các chuyên gia công chứng sẽ trả lời vấn đề này một cách đầy đủ dành cho bạn:
Những trường hợp ngoại lệ khi công chứng giấy tờ
Điều 44 Luật công chứng 2014 quy định rõ. Công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bất khả kháng thì vẫn có thể thực hiện công chứng ngoài trụ sở của văn phòng công chứng. Cụ thể:
- Chủ thể yêu cầu công chứng là người già yếu, không có khả năng đi lại.
- Người yêu cầu công chứng đang là đối tượng bị tạm giữ, tạm giam hoặc người đang thi hành án phạt tù.
- Cá nhân có yêu cầu công chứng có lý do chính đáng không thể đến trụ sở của văn phòng công chứng gần nhất.
Lưu ý: Chương III Luật công chứng 2014 quy định, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm: Phòng công chứng và văn phòng công chứng. Do đó, công dân có thể tới 1 trong 2 địa điểm này để có thể thực hiện nhu cầu công chứng.
Địa chỉ chứng thực giấy tờ, tài liệu cụ thể ở đâu?
Để bạn hiểu hơn về địa chỉ công chứng giấy tờ ở đâu. Dưới đây là các trường hợp cụ thể cần công chứng và đơn vị có thẩm quyền hỗ trợ chứng thực.
Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Đây là đơn vị có thẩm quyền và trách nhiệm công chứng với các giấy tờ như sau:
- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc chứng nhận.
- Chứng thực chữ ký có trong các văn bản, giấy tờ.
- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ của người dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại.
- Chứng thực hợp đồng liên quan đến tài sản ở hình thức động sản.
- Chứng thực di chúc, các văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Đây là đơn vị có thẩm quyền và trách nhiệm công chứng các giấy tờ:
- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc chứng nhận.
- Chứng thực chữ ký trong văn bản (không bao gồm chứng thực chữ ký người dịch).
- Chứng thực giao dịch liên quan đến tài sản là động sản.
- Chứng thực các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai.
- Chứng thực các giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.
- Chứng thực di chúc hay các văn bản từ chối nhận di sản.
Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự
Các đơn vị này có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các nội dung sau:
- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc chứng nhận.
- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản theo đúng quy định của pháp Luật.
- Công chứng chữ ký của người dịch trong văn bản bao gồm các bản dịch.
Công chứng viên tại các văn phòng công chứng
Là các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công chứng. Họ có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các nội dung:
- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng nhận.
- Công chứng chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (không bao gồm việc chứng thực chữ ký người dịch).
Hy vọng rằng với những thông tin giải đáp về địa chỉ công chứng giấy tờ ở đâu. Hãy cập nhật các thông tin cơ bản này để có thể thực hiện chứng thực văn bản, giấy tờ một cách hiệu quả, thuận tiện nhé! Hãy truy cập website New Real Estate của chúng tôi để đón đọc thêm thật nhiều các thông tin về tư vấn bất động sản ngay hôm nay.