Thuật ngữ tư cách pháp nhân được sử dụng khá phổ biến, có lẽ ai trong chúng ta cũng đã nghe về cụm từ này. Tuy nhiên để hiểu về thuật ngữ pháp lý này thì khá nhiều người vẫn đang “mơ hồ”, vậy tư cách pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định như thế nào? Tất cả sẽ được New Real Estate bật mí trong bài viết phân tích dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé!
Khái niệm tư cách pháp nhân là gì?
Pháp nhân nằm trong quy định pháp luật Nhà nước về điều 74 theo Bộ luật dân sự 2015. Không có một khái niệm nào chính xác biểu thị rõ về pháp nhân, nhưng dựa trên các điều kiện được thông qua New Real Estate sẽ giúp quý bạn đọc hiểu được phần nào về định nghĩa của nó.
Pháp nhân là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội… theo các quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm được đưa ra thông qua luật học dùng để phân biệt đối với các thể nhân và các tổ chức khác nhau trên thị trường.
Nếu một tổ chức có “tư cách pháp nhân”, là doanh nghiệp tư cách pháp nhân đã có đầy đủ quyền và nghĩa, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước đã quy định đầy đủ trong Bộ luật.
Tóm lại, tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức hay một nhóm người có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập cho những đóng góp phát triển xã hội và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có những hành vi sai trái.
Điều kiện của tư cách pháp nhân ra sao?
New Real Estate đã nghiên cứu các tư liệu về điều 74 Bộ luật dân sự 2015 đề ra, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp là gì cần có đủ các yếu tố dưới đây:
- Được thành lập căn cứ vào các quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan đến các quy định về tư cách pháp nhân.
- Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức theo quy định về Điều 83 của Bộ luật dân sự 2015.
- Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình trước pháp luật.
- Các nhân danh tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Tổ chức hoạt động kinh tế, phát triển xã hội phải được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức doanh nghiệp cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, căn cứ theo điều 83 Bộ luật dân sự 2015, để đạt điều kiện tư cách pháp nhân, doanh nghiệp cần có hoạt động chặt chẽ về tổ chức, kỷ luật, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành pháp nhân.
Nhìn chung, để đạt điều kiện tư cách pháp nhân, yêu cầu mỗi tổ chức thành lập theo các quy định được đề ra trong Bộ luật dân sự 2015. New Real Estate nhận được nhiều câu hỏi như công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không? Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không? Mỗi tổ chức khi thành lập đáp ứng được những điều kiện nêu trên đều có tư cách pháp nhân và hưởng lợi ích cũng như các quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động phát triển kinh tế xã hội.
Các quy định về tư cách pháp nhân như thế nào?
New Real Estate đã nghiên cứu dựa trên các tư liệu về vấn đề này và đúc kết được một số quy định về tư cách pháp nhân quan trọng khác chủ thế cần nắm rõ, điển hình như: quốc tịch của pháp nhân, tài sản của pháp nhân, yếu tố thành lập, chi nhánh, đại diện pháp nhân ra sao… Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, New Real Estate sẽ giải thích chi tiết các vấn đề ở phần tiếp theo đây.
Quốc tịch của pháp nhân
Trước hết là về quốc tịch của pháp nhân, đối với pháp nhân được thành lập theo bộ luật Việt Nam thì sẽ mang quốc tịch Việt Nam. Tài sản của pháp nhân sẽ bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, nhà sáng lập viên, các thành viên của tổ chức và tài sản khác mà pháp nhân xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, và luật khác có liên quan.
Thành lập tư cách pháp nhân
Đối với việc thành lập tư cách pháp nhân sẽ phụ thuộc theo các sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký tư cách pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập tổ chức, đăng ký thay đổi (phương thức hoạt động, cá nhân trong tổ chức…) và đăng ký khác theo quy định của pháp luật.
Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị thuộc pháp nhân, nhưng không phải là pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng tạo lên tư cách pháp nhân. Văn phòng đại diện sẽ nhiệm vụ đại diện trong phạm vi nhất định do pháp nhân quản lý, bảo vệ lợi ích của tư cách pháp nhân.
Đại diện của pháp nhân
Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo các quy định của pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện phải tuân theo các quy định của tư cách pháp nhân dựa trên quy định về đại diện trên các quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các luật chuyên ngành về Luật doanh nghiệp hoặc một vài bộ Luật khác.
Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là gì?
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự do người có thẩm quyền đại diện xác lập, thực thi theo bộ pháp luật được quy định.
Tổ chức có tư cách pháp nhân sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do các sáng lập viên hoặc thành viên đại diện sáng lập lên tổ chức, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân. Tuy nhiên đối với các trường hợp đã có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác sẽ không phải chịu trách nhiệm về luật dân sự thuộc các quy định của tư cách pháp nhân.
Đối với tài sản, tổ chức có tư cách pháp nhân sẽ phải tự chịu trách nhiệm về tài sản của mình. Tuy nhiên đối với với tài sản của pháp nhân xác lập thì người của pháp nhân không cần chịu trách nhiệm. Đặc biệt, người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân thiết lập nên, thực hiện, trừ trường hợp Bộ luật có những quy định khác.
Trên đây, New Real Estate vừa giới thiệu chi tiết xung quanh vấn đề “tư cách pháp nhân là gì”. Những thông tin chia sẻ trên bài viết được New Real Estate thu thập từ các tư liệu được căn cứ vào bộ luật theo quy định của Nhà nước. Rất mong những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này.