Trang Chủ » Blog » Giải Đáp » Đô thị hóa là gì? Có phải là xu hướng phát triển tất yếu hiện nay?

Đô thị hóa là gì? Có phải là xu hướng phát triển tất yếu hiện nay?

Cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế trên toàn thế giới đang biến động không ngừng, đời sống và nhu cầu sống của con người cũng từ đó mà tăng lên. Hàng loạt các cụm từ công nghiệp hóa, hiện đại hóa được sử dụng, nhưng mấy ai có thể hiểu được cặn kẽ mọi cụm từ trên. Vậy đô thị hóa là gì? Đô thị hóa ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người? New Real Estate sẽ giúp các bạn giải đáp mọi thắc mắc ngay dưới bài viết sau.

Đô thị hóa là gì?
Bạn đang tìm hiểu đô thị hóa là gì?

Khái niệm đô thị hóa là gì?

Đô thị hóa là gì và như thế nào mới được gọi là đô thị hóa? Đô thị hóa là quá trình mở rộng của đô thị, được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa diện tích với số dân đô thị trên tổng diện tích hoặc diện tích với số dân của một khu vực, vùng. Bên cạnh đó, đô thị hóa được tính theo tỷ lệ gia tăng dựa trên hai yếu tố trên theo thời gian đó là tốc độ đô thị hóa và mức độ đô thị hóa, 2 yếu tố này được tính như sau:

+ Đô thị tính bằng tỷ lệ phần tăng diện tích trên tổng diện tích của một khu vực gọi là tốc độ đô thị hóa.

+ Đô thị hóa tính bằng tỷ lệ phần trăm số dân trên tổng số dân của một khu vực gọi là mức độ đô thị hóa.

Các quá trình của đô thị hoá ra sao?

Dựa trên khái niệm của ngành địa lý, quá trình đô thị hóa diễn ra đồng nghĩa với việc mật độ dân số gia tăng, thương mại hoặc các hoạt động khác theo thời gian trong một khu vực nhất định. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa là gì gồm có:

+ Mức độ gia tăng dân số tự nhiên ở nông thôn thường sẽ cao hơn thành thị.

+ Dân số ở nông thôn thường có xu hướng di chuyển đến thành phố học tập và làm việc.

Lối sống tại thành thị trở nên phổ biến như trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất thông minh, xuất hiện nhiều ngôi nhà cao tầng, nhu cầu hưởng thụ cuộc sống con người tăng cao vì thế dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng hơn… Còn so với nông thôn thì hạ tầng cơ sở kém hiện đại và các ngành dịch vụ ít phát triển hơn.

Xuất hiện nhiều khu công nghiệp, khu công nghệ cao tại các thành phố lớn kéo theo nguồn lao động nông thôn đến thành thị làm việc, sinh sống đông đúc.

Có mấy hình thức đô thị hóa?

Có 3 hình thức đô thị hóa là đô thị hóa ngoại vi, đô thị hóa nông thôn và đô thị hóa tự phát. Dưới đây, New Real Estate xin được giải thích rõ về khái niệm các hình thức về đô thị hóa là gì ở trên:

+ Đô thị hóa nông thôn: Là quá trình phát triển xây dựng nông thôn mới và mở ra lối sống thành thị ở khu vực nông thôn. Hình thức góp phần tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững và có tính quy luật, nâng cao đời sống con người trên đa phương diện.

+ Đô thị hóa ngoại vi: Đây là quá trình phát triển mạnh mẽ tại các khu vực ngoại vi của thành phố do ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp Là đòn bẩy tạo ra các cụm liên đô thị, đô thị… góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa đồng đều trên toàn đất nước.

+ Đô thị hóa tự phát: Đây là quá trình phát triển thành phố do áp lực dân số tăng nhanh quá mức và tỷ lệ di dân từ nông thôn đến khu vực thành thị lớn xảy đến tình trạng thất nghiệp, giảm sút chất lượng cuộc sống.

Đô thị hóa là gì?

Đô thị hóa có phải là xu hướng phát triển tất yếu trên thế giới?

Hiện nay trên thế giới, phần lớn các quốc gia đang có tỷ lệ đô thị hóa cao, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Quá trình đô thị hóa có tác động không nhỏ đến kinh tế và sinh thái mỗi quốc gia và đây là xu hướng phát triển tất yếu trên thế giới. Sau quá trình nghiên cứu New Real Estate sẽ phân tích sự tác động của quá trình đô thị hóa trên 2 phương diện tích cực và tiêu cực như sau:

Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là gì?

Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, góp phần thay đổi phân bố dân cư. Đô thị không chỉ đơn giản là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa mà còn là tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, mở ra nhiều cơ hội giúp con người lắm bắt và phát triển.

Ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa là gì?

Bên cạnh các mặt tích cực, thì vẫn có những ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa. Đó chính là việc đô thị hóa tự phát, không có quy hoạch hay chính sách của nhà nước hay ban quản lý sẽ dẫn đến thiếu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, cảnh quan đô thị bị suy thoái, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Như vậy việc xây dựng đô thị hóa thiếu đồng bộ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến con người và tự nhiên.

Hơn thế nữa, việc đô thị hóa diễn ra chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi dẫn đến nhiều khó khăn trong việc đồng bộ phát triển kinh tế. Chính bởi sự ưu tiên phát triển ở thành thị mà việc đô thị hóa ở nông thôn bị trì hoãn bởi thiếu hụt nhân lực, người lao động bỏ đến thành phố làm ăn. Xảy ra hiện tượng “kẻ ăn không hết kẻ lần không ra” ở nông thôn thiếu hụt lao động còn thành phố thì chật chội, đông đúc không có đủ việc làm đáp ứng cho nguồn nhân lực. Không chỉ vậy, khu vực thành phố chịu áp lực quá tải cho cơ sở hạ tầng, an ninh xã hội không đảm bảo, ô nhiễm môi trường, và các tệ nạn xã hội diễn ra tràn lan…

Đô thị hóa là gì?

Đô thị hóa là gì ở Việt Nam?

Mức độ đô thị hóa tại Việt Nam như thế nào? Việt Nam là một đất nước bị tổn hại nặng nề sau chiến tranh, sau khoảng thời gian dài phục hồi hiện đất nước đang trong quá trình phát triển vì thế tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh. Bên cạnh các tỉnh thành lớn như TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng… Thì mức độ đô thị hóa diễn ra ở các tỉnh thành như: Vũng Tàu, Phú Quốc, Cần Thơ, Đồng Nai, Quảng Ninh, Kiên Giang… cũng đang diễn ra với với tốc độ chóng mặt.

Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu được New Real Estate thống kê thì tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta đã tăng nhanh khoảng 30.5% lên đến 40% từ năm 2010 đến năm 2020, hiện nước ta đang nằm trong chuỗi dân số vàng, với tỷ lệ người dân ở độ tuổi lao động cao. Đây được coi là tín hiệu tốt, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần nâng vị thế đất nước.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ở nước ra còn gặp nhiều vấn đề khó khăn, như việc đô thị hóa không đồng đều, tỷ lệ chênh lệch lớn giữa nông thôn và thành thị, đồng bằng và miền núi. Hiện nhà nước đang có những chính sách hợp lý, giúp thúc đẩy và phát triển, chia đều đô thị hóa nhằm đảm bảo sự toàn diện trên đất nước.

Bài viết trên đây New Real Estate vừa chia sẻ đa khía cạnh xung quanh đặc điểm của đô thị hóa là gì. Rất mong có thể mang đến cho bạn đọc những giá trị và góc nhìn đa dạng hơn về cụm từ độ thị hóa.

5/5 - (54 bình chọn)

    Phòng kinh doanh dự án & chăm sóc khách hàng

    Quý khách vui lòng để lại thông tin

    Bộ phận kinh doanh New Real Estate sẽ liên hệ ngay!




    Bài viết liên quan