Bến Tre hiện đang là tỉnh có tiềm năng phát triển nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Và thông tin quy hoạch tỉnh Bến Tre hiện đang rất được quan tâm trong bối cảnh nền kinh tế của tỉnh đang có nhiều điều kiện để phát triển như hiện nay. Bên cạnh đó, dự án này cũng thu hút được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Dưới đây là những chia sẻ của New Real Estate về thông tin quy hoạch Bến Tre và bản đồ quy hoạch Bến Tre đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050.
Mục tiêu lập quy hoạch của tỉnh Bến Tre như thế nào?
Mục tiêu quy hoạch tỉnh Bến Tre được cụ thể như sau:
- Đưa Bến Tre trở thành một trong những tỉnh phát triển dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tiếp tục đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững hơn nữa trong tương lai.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong hoạt động đầu tư phát triển, kinh tế và xã hội.
- Đảm bảo xây dựng có hiệu quả hệ thống giao thông, đô thị, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu trên địa bàn toàn tỉnh.
Bản đồ quy hoạch Bến Tre được định hướng ra sao?
Tỉnh Bến Tre đã đề ra kế hoạch quy hoạch với mục tiêu phát triển tỉnh trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ, nông nghiệp và công nghệ cao của vùng. Nhưng đồng thời dự án phải đảm bảo đồng bộ với mục tiêu và định hướng Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của cả nước.
Định hướng không gian vùng Bến Tre
Theo bản đồ quy hoạch Bến Tre được định hướng phát triển 03 vùng chính:
Vùng định hướng phát triển thành khu đô thị
Khu đô thị được phân thành 06 khu vực để phát triển. Từ khu đô thị hiện hữu và mở rộng xuống các khu vực phía Nam sông Bến Tre và phía Bắc của sông Hàm Luông bao gồm:
+ Khu đô thị số 1: Là trung tâm hiện hữu bao gồm các trung tâm lớn của tỉnh và thành phố.
+ Khu đô thị số 2: Là khu đô thị mới nằm phía Nam sông Bến Tre gắn với Đại lộ Đồng Khởi nối dài.
+ Khu đô thị số 3: Là khu đô thị mới ở phía Nam xã Bình Phú gắn với tuyến Đường tỉnh 887. Đây sẽ là khu đô thị trở thành động lực phát triển đô thị phía sông Hàm Luông.
+ Khu đô thị số 4: Là khu đô thị hiện hữu nhưng xây mới và mở rộng ra phía Đông gắn với đường DT885 đi cùng huyện Giồng Trôm.
+ Khu đô thị số 5: Đây là khu đô thị mới phía Nam sông Bến Tre. Nơi đây được định hướng sẽ trở thành khu nhà vườn biệt thự nhưng có mật độ thấp.
+ Khu đô thị số 6: Là khu đô thị hiện hữu được kết hợp xây mới. Nơi đây là cửa ngõ phía Bắc của TP Bến Tre gắn với trục của Quốc lộ 60.
Vùng phát triển nông nghiệp – vành đai xanh đô thị
Đây được xem và vùng nông nghiệp được quan tâm trong bản đồ quy hoạch Bến Tre hiện nay.
+ Là khu vực nằm tại ngoại thành được định hướng phát triển thành vành đai xanh đô thị.
Nơi đây sẽ tập trung phát triển các vùng chuyên canh nông sản chất lượng cao, trồng hoa màu và dự trữ một phần đất cho việc phát triển đô thị về sau năm 2030.
+ Là vùng gắn liền với các khu dân cư nông thôn liên kết với khu vực nội thành thông qua tuyến đường tỉnh.
Phát triển các vùng kinh tế đặc thù khác nhau bao gồm: Vùng phía Tây (xã Sơn Đông và xã Mỹ Thành), Vùng phía Đông Bắc (xã Phú Hưng), Vùng phía Đông Nam (xã Phú Nhuận và xã nhơn Thạnh).
Vùng phát triển công nghiệp
Vùng phát triển công nghiệp này có đặc điểm như sau:
- Di dời các khu công nghiệp hiện hữu ra phía ngoại thành và bố trí trong các cụm công nghiệp nằm tập trung tại xã Phú Hưng.
- Tập trung thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng thêm nhiều hơn cụm công nghiệp khác. Việc này để phục vụ sự phát triển kinh tế đô thị sau khi quy hoạch.
Định hướng quy hoạch hệ thống trung tâm chuyên ngành của Bến Tre
Theo đề án bản đồ quy hoạch Bến Tre sẽ phát triển hệ thống trung tâm chuyên ngành như sau:
Định hướng trung tâm chuyên ngành thuộc cấp tỉnh
Trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh bao gồm:
- Trung tâm chuyên ngành hành chính và chính trị.
- Trung tâm thương mại dịch vụ.
- Trung tâm giáo dục – dạy nghề.
- Trung tâm y tế cấp tỉnh.
- Công viên văn hóa thể thao.
Định hướng trung tâm chuyên ngành cấp thành phố
Trung tâm chuyên ngành cấp thành phố được định hướng phát triển thành các khu vực như sau:
+ Trung tâm hành chính – chính trị: Đây là động lực cho khu đô thị phía bờ Nam sông Bến Tre phát triển gắn liền với các trung tâm dịch vụ và công cộng khác.
+ Trung tâm thương mại dịch vụ: Cải tạo, nâng cấp khu trung tâm thương mại trên cơ sở đảm bảo giữ được mỹ quan và không ảnh hưởng đến giao thông đô thị. Đồng thời dự án cũng mở rộng thêm các điểm thương mại dịch vụ khác.
+ Công trình giáo dục – đào tạo: Nâng cấp các trường đang hiện hữu và xây thêm các trường mới.
+ Trung tâm văn hóa – thể thao và công viên cây xanh: Đảm bảo xây dựng các trung tâm này gắn liền với hệ sinh thái tự nhiên.
Định hướng hệ thống giao thông toàn tỉnh
Đề án giao thông tỉnh Bến Tre được định hướng xây dựng theo 02 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 2021-2025
Giai đoạn 2021 – 2025 tập trung triển khai các dự án giao thông trọng điểm bao gồm:
- Nâng cấp Quốc lộ 57 đoạn từ phà Đình Khao cho đến thị trấn Mỏ Cày.
- Nâng cấp Quốc lộ 57B từ thị trấn cầu Rạch Miễu cho đến cầu An Hóa.
- Dự án ĐH.173 từ nghĩa trang liệt sĩ huyện Châu Thành cho đến tượng đài Tiểu đoàn 516.
- Xây dựng hệ thống đê ngăn mặn nối 03 huyện Bình Đại, huyện Ba Tri và huyện Thạnh Phú.
- Xây mới các công trình giao thông: Cầu Rạch Miễu 2, các tuyến đường lộ ven biển, đường từ cảng Giao Long đến khu công nghiệp Phú Thuận và cầu Rạch Vong.
Giai đoạn 2026 – 2030
Giai đoạn 2026 – 2030 tỉnh định hướng đầu tư xây dựng các tuyến đường lộ ven biển như sau:
- Cao tốc đi từ TP Hồ Chí Minh – Long An – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh.
- Cầu Hàm Luông 2, cầu Đình Khao và cầu Tân Phú.
- Tuyến đường tránh Mỏ Cày Nam.
- Hoàn thiện tuyến đường ĐT.DK06 đi từ An Khánh huyện Châu Thành cho đến thị trấn Bình Đại.
Trên đây là toàn bộ thông tin bản đồ quy hoạch Bến Tre nói chung và thành phố Bến Tre nói riêng được cập nhật mới nhất. Hy vọng bài viết sẽ có ích với những ai đang quan tâm đến dự án này.