Trang Chủ » Quy Hoạch » Bản đồ đường cao tốc TPHCM Dầu Giây

Bản đồ đường cao tốc TPHCM Dầu Giây

Năm 2022, tuyến cao tốc kết nối giữa TPHCM và Long Thành Dầu Giây hiện đang là mối quan tâm lớn của nhiều người dân. Vậy bản đồ đường cao tốc TPHCM Dầu Giây như thế nào? Thời gian thi công bao lâu, có đúng theo dự kiến trước đó không? Lợi ích khi con đường này đi vào hoạt động? Hãy tham khảo ngay để có đáp án nhé.

Bản đồ đường cao tốc TPHCM Dầu Giây

Bản đồ đường cao tốc TPHCM Dầu Giây chi tiết nhất

Tuyến đường cao tốc TPHCM Dầu Giây, hay gọi đầy đủ là TPHCM – Long Thành – Dầu Giây là dự án thuộc hệ thống đường cao tốc kết nối Bắc Nam. Đây cũng chính là điểm khởi đầu, gắn kết với cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.

Dự án này được triển khai trong giai đoạn từ 3/10/2009 đến 8/2/2015 do VEC – Một trong những doanh nghiệp chuyên thi công đường cao tốc có tiếng tại Việt Nam đảm nhiệm. Đơn vị chịu trách nhiệm cấp vốn là ngân hàng ADB và JICA.

Tổng chiều dài của tuyến cao tốc này là 55,7 km, chia nhỏ thành hai phần như sau:

+ Đoạn An Phú – Vành đai II: Ứng với chiều dài 4km, thiết kế theo dạng đô thị, đảm bảo tốc độ di chuyển là 80 km/h. Đường chia làm 4 làn xe, bề rộng 26,5m, chiều rộng làn dừng khẩn cấp lên tới 6m.

+ Đoạn Vành đai II – Dầu Giây: Thiết kế tiêu chuẩn đường cao tốc đáp ứng vận tốc 120km/h. Quy mô gồm 4 làn với chiều rộng là 27,5m, làn dừng khẩn cấp rộng 6m.

Tiến độ thực hiện của dự án

Sau thời gian dài thi công từ 2009, tính đến ngày 02/01/2014, đoạn vành đai II (quận 9) – Quốc lộ 51 (tỉnh Đồng Nai) đi vào hoạt động, chiếm tổng 20 trên tổng số 55,7 km.

  • Ngày 29/08/2014, nút giao thông vành đai II (quận 9) tiếp tục được thông xe.
  • Đến đầu tháng 01/2015, nút giao An Phú, Mai Đức Thọ kéo dài 4km đi vào khai thác hoạt động.
  • Ngày 08/02/2015, thông báo hoàn tất tuyến đường theo đúng bản đồ đường cao tốc TPHCM Dầu Giây.

Bản đồ đường cao tốc TPHCM Dầu Giây

Lợi ích khi tuyến cao tốc TPHCM Dầu Giây đi vào hoạt động

Có thể thấy rằng, tuyến cao tốc trên đã mang lại nhiều lợi ích, có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm ùn tắc giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển giữa các tỉnh khu vực phía Nam. Đây cũng được coi là con đường huyết mạch, tăng khả năng kết nối đồng thời thúc đẩy kinh tế giao thương phát triển.

Theo bản đồ đường cao tốc TPHCM Dầu Giây, thời gian di chuyển đi Long Thành giảm đáng kể, chỉ còn 20 phút và đến Vũng Tàu chỉ trong 1 giờ 20 phút. Thời gian từ TPHCM đi Dầu Giây hay hướng Liên Khương cũng chỉ còn 1 tiếng đồng hồ, vô cùng thuận lợi.

Về dài hạn, khi các tuyến đường khu vực phía Nam đi vào khai thác hoạt động như cao tốc Bến Lức Long Thành, cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu, đường vành đai TPHCM… sẽ tạo ra mạng lưới lớn liên kết giao thông. Điều này đưa cơ sở hạ tầng nước ta lên một tầm cao mới, đồng thời là tiền đề cho giao thương kinh tế phía Nam phát triển.

Đây cũng là cơ sở thúc đẩy sự tăng trưởng của bất động sản, là nơi thu hút các nhà đầu tư lớn đổ vốn. Hàng loạt dự án nhà đất được xây dựng, giúp tăng giá trị đất đai, đưa nơi đây phát triển, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.

Bản đồ đường cao tốc TPHCM Dầu Giây

Tuyến cao tốc TPHCM Dầu Giây là tiềm năng để khai thác du lịch, tạo điều kiện thu hút khách trong nước và trên thế giới đến với vùng đất này. Đặc biệt, kết hợp với sân bay quốc tế Long Thành dự kiến đi vào hoạt động vào cuối 2030, sẽ là lựa chọn thích hợp cho các du khách mỗi dịp du lịch. Với những chuyển biến tích cực, hứa hẹn chỉ trong thời gian ngắn, bức tranh các tỉnh khu vực phía Nam sẽ có những thay đổi chóng mặt.

Dự kiến mở rộng bản đồ đường cao tốc TPHCM Dầu Giây

Theo báo cáo, sức hút của tuyến đường này chưa từng hạ nhiệt từ khi đi vào khai thác đến nay dẫn đến tình trạng quá tải. Do đó, ban quản lý các cấp ngành cần lên phương án giải quyết phù hợp để khắc phục vấn đề này.

Tháng 12/2019, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất lên phương án mở rộng tuyến đường cao tốc TPHCM Dầu Giây, định hướng đi vào hoạt động trong năm 2030. Thủ tướng chính phủ đã ký kết phê duyệt và các ban ngành có trách nhiệm đang dần hoàn thiện hồ sơ thủ tục để đi vào xây dựng.

Dự kiến, tuyến cao tốc này sẽ được mở rộng lên tới 6 đến 9 làn xe, cụ thể với đoạn nút giao An Phú Long Thành sẽ đưa quy mô từ 4 thành 8 làn. Đến 2040, đoạn này tiếp tục mở rộng lên 10 làn. Đối với đoạn Long Thành Dầu Giây tiếp tục được giữ nguyên vì vẫn đảm bảo nhu cầu lưu thông.

Trên đây là thông tin bản đồ đường cao tốc TPHCM Dầu Giây mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Có thể thấy, trải qua quá trình khai thác hoạt động hơn 5 năm, đoạn đường này có vai trò quan trọng, giúp nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho giao thông liên tỉnh ở khu vực phía Nam nước ta. Mặc dù vẫn còn tồn tại một vài hạn chế khi hoạt động, tuy nhiên, chúng đang dần được khắc phục bằng các phương án mở rộng. Hy vọng kiến thức trên mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này.

5/5 - (22 bình chọn)

    Phòng kinh doanh dự án & chăm sóc khách hàng

    Quý khách vui lòng để lại thông tin

    Bộ phận kinh doanh New Real Estate sẽ liên hệ ngay!




    Bài viết liên quan