Tính thanh khoản là một thuật ngữ được sử dụng trong tài chính để thể hiện mức độ linh hoạt của tài sản khi được thực hiện trong các hoạt động như giao dịch, mua bán trên thị trường và sẽ không làm ảnh hưởng đến giá của tài sản đó. Nhìn chung khái niệm tính thanh khoản là gì rất rộng, đồng thời phạm vi ảnh hưởng cũng như ý nghĩa tác động của tính thanh khoản vô cùng lớn. Để hiểu hơn về điều này, mới bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của New Real Estate.
Khái niệm tính thanh khoản là gì?
Như đã giải thích ở phần đầu, tính thanh khoản là hoạt động giao dịch, mua bán sản phẩm trên thị trường với nguồn lợi cao cho cả hai bên mua và bán, tuy nhiên không gây ảnh hưởng đến giá trị của tài sản. Tính thanh khoản cao của một tài sản là thường mang đặc trưng của hoạt động mua bán nhanh chóng với mức giá ưu đãi nhưng không bị chênh lệch đáng kể so với số lượng giao dịch lớn.
Để giúp bạn đọc hiểu hơn, New Real Estate sẽ đưa ra ví dụ về tính thanh khoản: Tiền mặt có thể dùng để “bán”, trao đổi lấy các giá trị hiện vật mà hầu như không thay đổi về mặt giá trị và sẽ không bị thay thế. Bên cạnh đó, các tài sản khác như máy móc, bất động sản, hay nhà máy, xí nghiệp… Để có thể mua bán, chuyển đổi các tài sản này thành tiền mặt sẽ đòi hỏi phải mất một khoảng thời gian nhất định để tìm người giao dịch có nhu cầu phù hợp.
Qua ví dụ trên ta có thể hiểu được rằng tài sản có tính thanh khoản cao nhất có lẽ là đơn vị tiền tệ. Bởi trong quá trình trao đổi ta không mất thời gian để tìm nguồn khách hàng phù hợp và đặc biệt có thể sử dụng để giao dịch đổi lấy bất kì tài sản nào.
Tính thanh khoản được sắp xếp ra sao?
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tính thanh khoản của tài sản là gì, New Real Estate sẽ đưa ra các sản phẩm có mức độ thanh khoán từ cao tới thấp như sau:
- Tiền mặt.
- Đầu tư ngắn hạn.
- Các khoản phải thu trong kinh doanh.
- Các khoản ứng trước ngắn hạn.
- Hàng tồn đọng.
Tài sản tính thanh khoản thấp là do cần thỏa mãn nhu cầu phù hợp trong trao đổi buôn bán. Các sản phẩm này phải trải qua một thời gian nhất định mới có thể đổi lại được tài sản có tính thanh khoản cao là tiền mặt. Ngoài ra, một tài sản đặc biệt mà New Real Estate chưa nhắc tới đó chính là chứng khoán, đây cũng là một trong những loại tài sản có khả năng thanh khoản rất cao.
Công thức tính thanh khoản như thế nào?
Dưa trên các tài liệu, New Real Estate cho biết tỷ số thanh khoản hiện thời là khả năng thanh toán nợ đến hạn, là hệ số thanh toán vốn lưu động.
+ Tỷ số thanh khoản hiện thời = Tài sản lưu động hoặc nợ ngắn hạn.
+ Tỷ số thanh khoản hiện thời chia làm 2 mức: Đối với mức nhỏ hơn 1 là khả năng trả nợ yếu, điều này cho thấy các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ phá sản; đối với trường hợp có tỷ số thanh khoản hiện thời lớn hơn 1 là doanh nghiệp có khả năng cao thanh toán các khoản nợ đến hạn, việc phát triển duy trì kinh doanh vẫn đang ở mức ổn định.
+ Tỷ số thanh khoản nhanh là tỷ số mà doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ mà không cần xử lý hàng tồn kho.
+ Tỷ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu thông – Hàng hóa tồn kho)/Nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn.
+ Tỷ số thanh khoản nhanh được chia làm 2 trường hợp: Đối với tỷ số thanh khoản nhanh nhỏ hơn 0,5 điều này phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ, có dấu hiệu phá sản; trường hợp có tỷ số thanh khoản nhanh trong khoản 0,5 – 1 phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, việc kinh doanh vẫn ổn định.
Ý nghĩa của tính thanh khoản ra sao đối với các chủ thể kinh tế?
Tính thanh khoản của một tài sản là hoạt động đánh giá tình hình thanh khoản của tài sản mang lại những giá trị về lợi ích đối với các nhà cung cấp, nhà đầu tư hay ngân hàng, mà hơn cả nó còn tạo nên những lợi nhuận kép giúp chính doanh nghiệp đó nắm được tình hình thanh toán của mình. Vậy ý nghĩa của tính thanh khoản đối với doanh nghiệp, ngân hàng như thế nào? Mời các bạn theo dõi tiếp những chia sẻ của New Real Estate.
Đối với doanh nghiệp
Ý nghĩa tính thanh khoản trong một doanh nghiệp việc đánh giá như một vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài chính. Cụ thể như sau:
Thể hiện rõ tính thanh khoản của công ty từ đó giúp chủ kinh doanh quản lý tốt bộ máy tổ chức, dễ dàng nhận thấy các vấn đề và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.
Giúp doanh nghiệp làm rõ được các vấn đề tiềm ẩn và giải quyết dứt điểm trước khi sự cố xảy ra. Từ đó, chúng ta có thể đảm bảo các khoản vay được thanh toán đúng theo kỳ hạn đồng thời tạo dựng niềm tin bền vững cho các nhà đầu tư, cổ đông.
Giúp ban lãnh đạo đưa ra các phương án quản trị phù hợp giúp tối ưu nguồn tài chính, tăng tính thanh khoản, giảm các tri phí phát sinh và trường hợp rủi ro gây những thiệt hại không đáng có. Với mục tiêu nâng cao dòng tiền lành mạnh và linh hoạt, kiếm tìm các cơ hội và tiết kiệm nguồn vốn, giúp ta chủ động trong các tình huống khó khăn.
Đối với ngân hàng
Tính thanh khoản ngân hàng mang đến nguồn lợi và ý nghĩa nhất định như:
Giúp ngân hàng dễ dàng đánh giá được tình hình thanh khoản của một đơn vị tổ chức, điều này giúp quá trình cho vay, đầu tư có thể nhận biết được các rủi ro về mặt thanh khoản của doanh nghiệp đó. Từ đó sẽ cân nhắc có nên cho vay, đầu tư không.
Đối với doanh nghiệp đang khoản nợ với ngân hàng, không có khả năng chi trả bằng tiền mặt mà phải thanh lý tài sản để đáp ứng cho khoản nợ đó. Khi đó, ngân hàng có thể giúp các doanh nghiệp bằng cách cho vay thông qua hình thức thế chấp tài sản.
Nhìn chung, tính thanh khoản cho chúng ta thấy được các hoạt động của doanh nghiệp, từ đó vận dụng vào thực tiễn để dễ dàng xử lý thuận tiện cho các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, tính thanh khoản còn góp phần ý nghĩa cho các ngân hàng trong việc quản lý cho vay vốn đến các doanh nghiệp. Đồng thời mang tới giá trị quản lý, xử lý khó khăn cho cả doanh nghiệp, công ty, ngân hàng…
Tóm lại, thông tin trên được New Real Estate nghiên cứu dựa vào các tư liệu liên quan đến “tính thanh khoản là gì?” nhằm thỏa mãn nhu cầu cập nhật tin tức cho bạn đọc. Theo dõi New Real Estate để theo dõi các bài viết hữu ích.