Với thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, vị trí và vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đây cũng là yếu tố quyết định đến sự hình thành và thúc đẩy phát triển. Bên cạnh đó, cũng cải thiện và giúp nâng cao hiệu quả của các khối liên kết vùng cũng như khu vực. Trong đó, phải kể đến quy hoạch đường Vành Đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
Với việc quy hoạch Vành Đai 3, TP. Hồ Chí Minh có khả năng kết nối với các tỉnh lân cận và khu vực trọng điểm chỉ thông qua một tuyến đường duy nhất.
Thông tin quy hoạch đường Vành Đai 3
- Tên chính thức: Vành Đai 3.
- Quy mô: 97,7 km.
- Chủ đầu tư: Bộ GTVT.
- Vốn đầu tư: 35,6 ngàn tỷ đồng.
- Đơn vị thi công: Ban Quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long.
- Tiến độ thi công: Chia thành 4 đoạn.
- Chính phủ phê duyệt: Năm 2011 và điều chỉnh năm 2013.
Tiến độ quy hoạch đường Vành Đai 3
Đoạn đường 1: Từ Tân Vạn đi đến Nhơn Trạch và Quận 9. Đoạn đường này chính là đoạn đường nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các cơ quan chức năng ở thành phố Hồ Chí Minh.
Theo quy hoạch, đoạn đường từ Tân Vạn đến Nhơn Trạch kéo dài đến 34,3km và chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: được chia ra làm 2 dự án thành phần là 1A và 1B, trong đó:
Dự án thành phần 1A với chiều dài 8,75km gồm quãng đường từ TL 25B kéo dài theo cao tốc TP Hồ Chí Minh đi đến Long Thành, Dầu Giây.
Dự án 1B với chiều dài 8,96km gồm quãng đường từ tuyến đường cao tốc TP HCM đi tới Long Thành, Dầu Giây – nút giao với TP Thủ Đức ở trên trục đường Xa lộ Hà Nội.
Giai đoạn 2: cũng được chia thành 2 dự án thành phần với tổng chiều dài là 16,59km. Trong đó:
Đoạn đường thuộc dự án thành phần 2A với chiều dài 5,39km kéo dài từ tuyến cao tốc Bến Lức đi Long Thành đến tỉnh lộ 25B.
Đoạn đường thuộc dự án thành phần 2B với chiều dài 11,2km kéo dài từ nút giao tại đường Lê Văn Việt đến nút giao tại đường Tân Vạn.
Được biết quy hoạch Vành Đai 3 giai đoạn 2 vẫn còn đang trong tiến trình thi công và kêu gọi thêm vốn từ các nhà đầu tư.
Đoạn 2: Từ Bình Chuẩn qua tới xã Tân Vạn (Tỉnh Bình Dương)
Sau khi đi hết Quận 9, đường Vành Đai 3 sẽ đi đến địa phận xã Tân Vạn của tỉnh Bình Dương. Đoạn đường đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương với chiều dài lên đến 24,5km. Cụ thể:
Điểm bắt đầu của tuyến đường này giao cắt tại QL1A đoạn khu vực Tân Vạn. Quãng đường đi trùng với đường Tân Vạn đi đến Mỹ Phước, với chiều dài lên tới 16km trên cao.
Đoạn đường tiếp theo đó, đi tới Bình Chuẩn thì rẽ trái tại nút giao với quốc lộ 13 tại Thành Phố Thủ Dầu Một.
Điểm cuối của tuyến đường này phải vượt qua sông Sài Gòn cách cảng Bà Lụa đi về hướng hạ lưu của sông khoảng 500m.
Đoạn 3: Từ điểm giao ở QL22 đến phường Bình Chuẩn.
Với chiều dài lên đến 19,1km, đoạn đường này băng qua địa phận của tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh.
Theo như dự kiến, tổng mức đầu tư vào giai đoạn 1 được ước tính vào khoảng hơn 10.000 tỷ đồng..
Đoạn 4 (Đoạn đường cuối cùng của tuyến): Từ huyện Bến Lức đi đến điểm giao với QL22.
Đoạn đường còn lại của đường Vành đai 3 hướng theo khu vực phía Nam. Song song, với kênh An Hạ, thông qua Khu công nghiệp Mỹ Yên – Tân Bửu
Điểm cuối cùng của tuyến sẽ giao với đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương và đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Đoạn đường còn lại này sẽ kéo dài đến 28,9 km, đồng thời cũng đi qua địa phận của TP HCM và Long An. Tổng số vốn đầu tư vào GDD1 cho tuyến đường Vành Đai 3 ở phân đoạn này lên đến khoảng 11.000 tỷ đồng.
Vai trò và tác động của tuyến đường Vành Đai 3
Mỗi bước phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của sự hình thành cùng với việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Ngoài ra, cũng bảo đảm cho An ninh Quốc phòng đất nước.
Vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển hạ tầng giao thông giữ vai trò rất quan trọng, việc này quyết định đến sự hình thành và phát triển, giúp nâng cao sự kết nối vùng hoàn hảo với các khu vực.
Dự án quy hoạch đường Vành đai 3, giúp cho Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng kết nối với các tỉnh thành lân cận và khu vực trọng điểm một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất.
Đầu tư vào các dự án xung quanh đường Vành đai 3 mang đến nhiều lợi ích như:
- Góp phần lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố vệ tinh khác.
- Mở ra nhiều cơ hội mới và những khả năng bắt tay hợp tác đầu tư giữa các tỉnh thành ở khu vực Đông Nam Bộ.
- Giải quyết tình trạng ùn tắc, kẹt xe thường xuyên xảy ra cho các quận huyện thuộc TP HCM.
- Tiết kiệm thời gian di chuyển đi lại của người dân.
- Tăng cường liên kết và kết nối các Khu đô thị hay các Khu công nghiệp tới vùng lõi của Đông Nam Bộ.
Con đường đường huyết mạch Trường Lưu được xem là con đường nổi bật nhất đón đầu tuyến đường Vành Đai 3. Hơn nữa, khu vực này cũng thu hút được nhiều sự chú ý từ giới đầu tư bất động sản.
Bên cạnh đó, khu vực dọc theo tuyến đường Trường Lưu cũng được nhiều tập đoàn đầu tư lớn dành sự ưu ái như: Tập đoàn Khang Điền, Tập đoàn Novaland và Tập đoàn Đông Tăng Long,… Nhờ vậy, nơi đây cũng đặc biệt được chú trọng việc cải tạo và mở rộng. Song đó, các dự án hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng được đẩy nhanh tiến độ. Điều này, càng khiến thúc đẩy sự phát triển một cách nhanh chóng.
Tác động của Vành Đai 3 đến Bất động sản khu vực phía Nam
Trong những năm gần đây, ngành Giao thông vận tải luôn tích cực cố gắng thực hiện những đường lối đổi mới của Đảng, từng bước kiến tạo và xây dựng lại hạ tầng giao thông trong khu vực.
Điều này, có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển phát triển của khu vực này nói chung và của thị trường BĐS phía Nam nói riêng.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm có 8 tỉnh, thành phố ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã và đang là khu vực trọng tâm của đất nước về mảng phát triển Kinh tế – Xã hội.
Khu vực này, đã bước đầu thành công trong việc kết hợp ưu thế vượt trội để mang lại những điều kiện tiên quyết nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển trong ngành công nghiệp và dịch.