Mọi công dân đều có nhu cầu chứng thực các giấy tờ theo quy định của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên có nhiều người vẫn còn khá mơ hồ trong quy trình chứng thực và thậm chí không biết đến văn bản chứng thực là gì? Vậy thì như thế nào là chứng thực? Có những quy định pháp luật nào về chứng thực? Hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới đây của New Real Estate để tìm hiểu chi tiết về chủ đề hữu ích trong cuộc sống này nhé!
Tìm hiểu chi tiết về chứng thực là gì?
Hiện tại thì pháp luật hiện hành vẫn chưa quy định cụ thể về định nghĩa của chứng thực là gì? Chính vì vậy, trên thực tế đã có khá nhiều người nhầm lẫn giữa khái niệm công chứng & chứng thực. Mà họ không biết rằng 2 định nghĩa này là khác nhau hoàn toàn.
Nhìn từ góc độ pháp lý thì có thể hiểu chứng thực chính là công việc mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Nhằm mục đích xác nhận tính hợp pháp, tính chính xác của các loại giấy tờ, văn bản cũng như chữ ký của các cá nhân. Điều này giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân, tổ chức có liên quan trong các mối quan hệ hành chính, dân sự, kinh tế,…
Có những loại văn bản chứng thực nào hiện nay?
Mặc dù pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể về định nghĩa của chứng thực. Nhưng những khái niệm về chứng thực chữ ký, chứng thực bản sao từ bản chính và chứng thực hợp đồng thì đã được nêu cụ thể. Và 3 khái niệm này cũng chính là 3 loại của chứng thực. Vậy 3 loại này chính là những loại văn bản chứng thực là gì?
Theo những quy định tại nghị định 23/2015/NĐ – CP của Chính phủ (ngày 16/02/2015) về việc cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực chữ ký; chứng thực bản sao từ bản gốc và chứng thực giao dịch & hợp đồng bao gồm những loại chứng thực như sau:
- Chứng thực bản sao từ bản gốc.
- Chứng thực chữ ký.
- Chứng thực hợp đồng & giao dịch.
Đặc điểm của chứng thực là gì?
Tuy khái niệm văn bản chứng thực là gì chưa có quy định rõ ràng. Thế nhưng dựa vào những đặc điểm của chứng thực thì bạn hoàn toàn có thể hiểu cụm từ này một cách tường tận. Ngay bây giờ, hãy cùng chúng mình theo dõi những nội dung được cập nhật bên dưới để tìm hiểu đặc điểm của chứng thực thôi nào.
Chứng thực là công việc mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Nhằm để chứng nhận những sự việc, chủ yếu là chứng thực về mặt hình thức của giấy tờ, văn bản chứ không đề cập đến nội dung.
Khi cần chứng thực thì cần phải đến đúng cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ sơ. Theo quy định thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực gồm: Phòng tư pháp; UBND xã/ phường/ thị trấn; những cơ quan đại diện ngoại giao/ lãnh sự và những cơ quan khác được uỷ quyền hoặc công chức viên. Suy ra, tùy thuộc vào từng loại giấy tờ mà công dân có yêu cầu chứng thực phải đến những cơ quan có thẩm quyền khác nhau.
Tác dụng của văn bản chứng thực là gì?
Trong cuộc sống, đôi khi sẽ có những phát sinh liên quan đến các hoạt động cần giấy tờ có tính chất pháp lý để xác nhận 1 công việc nào đó. Khi đó thì bắt buộc người có liên quan phải có giấy tờ, văn bản, tài liệu chính xác và hợp pháp để làm chứng cứ chứng minh. Vì vậy, cá nhân cần thực hiện hoạt động chứng thực theo đúng quy định để tránh gặp phải những tranh chấp không mong muốn.
Chứng thực góp phần đảm bảo tính chính xác, tính trung thực theo đúng quy định của pháp luật. Khẳng định bản sao đúng với bản gốc đã được lưu giữ tại các cơ quan & tổ chức có thẩm quyền. Qua đó, điều này sẽ giúp cho Nhà nước quản lý mọi hoạt động trên phạm vi cả nước 1 cách hiệu quả.
Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực là gì?
Những văn bản, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực. Thì chúng sẽ có giá trị pháp lý, sau đây là những giá trị của văn bản chứng thực là gì:
+ Đối với những văn bản là bản sao được cấp từ bản gốc và những văn bản là bản sao được chứng thực từ bản chính. Thì chúng sẽ có giá trị sử dụng thay cho cả bản chính trong các giấy tờ của những giao dịch có liên quan.
+ Đối với các trường hợp chứng thực chữ ký thì nó sẽ có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó. Đồng thời, đó cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm của người đã thực hiện việc ký những văn bản, giấy tờ đó.
+ Đối với chứng thực hợp đồng, giao dịch thì sẽ có giá trị chứng minh những nội dung được ghi trong hợp đồng như thời gian, địa điểm, năng lực, hành vi dân sự, tự nguyện,… của những bên trong hợp đồng hoặc giao dịch.
Vậy nên, tuỳ vào từng loại văn bản mà người yêu cầu chứng thực tại các cơ quan nhà nước sẽ mang giá trị pháp lý khác nhau.
Công chứng & chứng thực khác biệt như thế nào?
Có nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa công chứng và chứng thực khi chưa hiểu rõ về 2 khái niệm này. Chính vì thế, để tránh sự nhầm lẫn khá nghiêm trọng này thì bên dưới đây chúng mình sẽ so sánh 2 khái niệm trên để chỉ ra sự khác biệt nhé!
Công chứng: | Là công việc mà người công chứng viên của 1 tổ chức chuyên về công chứng chứng nhận tính hợp pháp, xác thực của hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản. Đồng thời chứng nhân tính chính xác, không trái với đạo đức của những bản giấy tờ được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại. |
Chứng thực: | Là chứng minh những giấy tờ, văn bản, hợp đồng & giao dịch là hoàn toàn hợp pháp và chính xác. Có 4 loại hoạt động chứng thực, đó là: Cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng & giao dịch. |
Bài viết trên đây đã giải mã một cách chi tiết về văn bản chứng thực là gì. Đây là một khái niệm rất gần gũi với đời sống chúng ta, cho nên nếu chưa biết về nó thì bạn hãy nhanh chóng tìm hiểu ngay qua những nội dung trên nhé. Đừng quên dõi theo New Real Estate thường xuyên hơn để cập nhật được nhiều tin tức độc lạ và không kém phần hấp dẫn.