Trang Chủ » Blog » Giải Đáp » Công chứng viên là gì? Cần học gì để trở thành công chứng viên?

Công chứng viên là gì? Cần học gì để trở thành công chứng viên?

Công chứng viên là ngành nghề thuộc lĩnh vực pháp lý. Hiện nay, các ngành nghề thuộc lĩnh vực này đang yêu cầu rất nhiều điều kiện. Với tính chất của ngành Luật, các công chứng viên đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ phẩm chất. Những điều kiện có thể giúp bạn trở thành công chứng viên là gì? Bài viết sau đây của đội ngũ New Real Estate sẽ là lời giải đáp cụ thể và rõ ràng nhất.

Công chứng viên là gì

Công chứng viên được hiểu là gì?

Công chứng viên là ngạch công chức thuộc ngành tư pháp. Ngạch được hiểu là những công chức được tuyển dụng vào các vị trí làm việc trong cơ quan nhà nước. Theo đó, công chức viên sẽ là cán bộ pháp lý làm việc trong cơ quan công chứng nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tư pháp là người có quyền bổ nhiệm công chứng viên theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.

Công chứng viên thực hiện các chức năng công chứng nhà nước. Nói cách khác, công việc của công chứng viên xoay quanh việc xác thực và hợp pháp các giấy tờ. Họ đảm nhiệm việc thực hiện các hành vi pháp lý như xác nhận, chứng nhận, chứng thực cá nhân, các bản sao của giấy tờ, tài liệu, bằng cấp,…

Các điều kiện để trở thành một công chứng viên là gì?

Để trở thành một công chứng viên, các công dân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

+ Là một công dân Việt Nam và tuân thủ Hiến Pháp Việt Nam: Công chứng viên là người giữ vai trò đảm bảo tính hợp pháp trong các giao dịch. Vì thế, là một công chứng viên, người đó phải có tư tưởng và phẩm chất tốt để có thể đáp ứng công việc.

+ Có bằng cử nhân ngành Luật: Bằng cử nhân được cấp từ tất cả các trường đào tạo Luật trên cả nước.

+ Có kinh nghiệm 5 năm công tác tại các cơ quan Luật: Đây là khoảng thời gian các ứng viên trao dồi kinh nghiệm làm việc và được tiếp xúc với nhiều tình huống thực tế.

+ Tốt nghiệp chương trình đào tạo nghề công chứng của viện Tư pháp.

+ Hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng đối với các đối tượng không phải tham gia đào tạo.

+ Đạt yêu cầu trong kiểm tra tập sự hành nghề.

+ Đạt yêu cầu về sức khỏe tốt.

Công chứng viên là gì

Những đối tượng có quyền không tham gia khóa đào tạo

Vừa rồi là các điều kiện để trở thành một công chứng viên theo quy định của pháp Luật. Tuy nhiên, các điều khoản trên đây có thể được thay đổi với một số đối tượng. Người được miễn tham gia các khóa đào tạo của một công chứng viên là gì? Đối với những đối tượng sau đây, họ sẽ không cần tham gia các khóa đào tạo nghề công chứng:

  • Người có kinh nghiệm ở vị trí kiểm sát viên, điều tra viên hoặc thẩm phán trong vòng 5 năm.
  • Luật sư có kinh nghiệm 5 năm.
  • Tiến sĩ, giáo sư chuyên ngành Luật.
  • Các thẩm tra viên cao cấp tòa án, các kiểm tra viên cao cấp kiểm sát, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp Luật, nghiên cứu viên cao cấp, chuyên viên cao cấp.

Quyền hạn của công chứng viên là gì?

Theo quy định của pháp Luật, các quyền của một công chứng viên là gì?

  • Thành lập văn phòng công chứng hoặc làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng.
  • Công chứng giao dịch hợp đồng, các bản dịch theo quy định của Luật.
  • Đề nghị các cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin để thực hiện quá trình công chứng nếu có liên quan.
  • Từ chối việc công chứng các giao dịch, hợp đồng vi phạm pháp Luật và trái với đạo đức xã hội.

Bên cạnh các quyền hạn, một công chứng viên còn có các nghĩa vụ sau:

  • Tuân thủ các nguyên tắc của công tác hành nghề công chứng.
  • Công tác tại các cơ quan hoặc tổ chức công chứng.
  • Có trách nhiệm bảo vệ và tôn trọng lợi ích và quyền hợp pháp của người yêu cầu công chứng.

Các yêu cầu trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên là gì?

Tại điều 12, Luật công chứng 2014, một bộ hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên bao gồm:

  • Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu của Bộ trưởng Bộ Tư Pháp.
  • Lý lịch các ứng viên.
  • Bản sao bằng cử nhân, thạc sĩ hoặc tiến sĩ ngành Luật.
  • Tài liệu minh chứng về thời gian công tác Luật.
  • Bản sao chứng nhận tốt nghiệp chương trình đào tạo nghề công chứng. Hoặc, người được miễn đào tạo phải có bản sao chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghề công chứng.
  • Bản sao chứng nhận kết quả bài kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
  • Phiếu chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế.
  • Bộ hồ sơ này phải được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.

Công chứng viên là gì

Cần học những gì để trở thành một công chứng viên?

Để trở thành một công chứng viên, mọi người cần phải tốn rất nhiều thời gian như sau:

  • Thời gian 4 năm hoàn thành bằng cử nhân Luật.
  • Thời gian hơn 5 năm công tác tại các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực pháp Luật.
  • Thời gian 12 tháng được đào tạo nghề công chứng.
  • Thời gian 12 tháng tập sự.

Khóa đào tạo nghề công chứng viên

+ Hiện nay, nơi tổ chức khóa đào tạo nghề công chứng chính là Học Viện Tư Pháp. Mỗi khóa đào tạo của viện Tư Pháp kéo dài trong khoảng thời gian là 12 tháng.

+ Bộ Tư pháp sẽ tiến hành tổ chức 2 kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề mỗi năm. Những ứng viên nào không đạt yêu cầu sẽ được đăng ký kiểm tra lại đợt sau. Các học viên lưu ý rằng tổng số lần kiểm tra chỉ tối đa 3 lần cho 1 người.

+ Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, các học viên được cơ sở cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.

Khóa bồi dưỡng nghề công chứng viên

Theo điều 10 của Luật công chứng 2014, các ứng viên không nằm trong đối tượng tham gia khóa đào tạo nghề công chứng phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề. Thời gian bồi dưỡng này thường chỉ kéo dài trong 3 tháng. Cụ thể, các nội dung bồi dưỡng sẽ bao gồm:

+ Kỹ năng hành nghề công chứng: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ yêu cầu, xác định năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu. Bên cạnh các kỹ năng cơ bản, người học còn được đào tạo các nghiệp vụ khác thuộc thẩm quyền của 1 công chứng viên.

+ Kiến thức pháp Luật công chứng: Các quy định về công chứng của pháp Luật và các quy định khác.

+ Các quy tắc chuẩn và đạo đức của một công chứng viên khi hành nghề.

+ Các kỹ năng tổ chức, quản lý và điều hành cũng như hành nghề công chứng.

Trên đây là tất cả thông tin xoay quanh vị trí công chứng viên là gì. Để trở thành một công chứng viên trong tương lai, các bạn nên xem kỹ bài viết này của New Real Estate nhé!

5/5 - (30 bình chọn)

    Phòng kinh doanh dự án & chăm sóc khách hàng

    Quý khách vui lòng để lại thông tin

    Bộ phận kinh doanh New Real Estate sẽ liên hệ ngay!




    Bài viết liên quan