Trang Chủ » Blog » Giải Đáp » Đặt cọc là gì? Tại sao phải đặt cọc? Vi phạm HĐ sẽ bị xử lý ra sao?

Đặt cọc là gì? Tại sao phải đặt cọc? Vi phạm HĐ sẽ bị xử lý ra sao?

Bạn đã từng đặt cọc cho giao dịch nào? Có phải là những giao dịch nhiều tiền như mua nhà, mua xe, mua đất hay thậm chí là mua hàng online. Hiện tại, để đảm bảo được giao dịch giữa người bán và người mua được thành công, người bán sẽ bắt bạn đặt cọc một phần tiền. Bạn có thắc mắc tại sao chúng ta phải thực hiện việc đặt cọc hay không? Hoặc lần đầu mua hàng bạn không biết đặt cọc là gì? Để hiểu rõ hơn về “tiền đặt cọc là gì?” quý bạn đọc cùng mình tham khảo qua bài viết sau của New Real Estate.

Đặt cọc là gì

Tiền đặt cọc là gì?

Bạn biết tiền đặt cọc là gì chưa? Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 nước ta, “Đặt cọc là việc một bên (gọi là bên đặt cọc) giao cho bên còn lại (gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hay kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn nhất định để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.

Trước khi quyết định ký kết hợp đồng, hai bên phải đưa ra những đàm phán và thỏa thuận về nội dung cơ bản của hợp đồng. Tránh trường hợp chủ quan, không ký kết hợp đồng mà chỉ diễn ra bằng lời nói. Như thế sẽ không có giá trị hiệu luật. Song, sau khi giao kết hợp đồng các bên phải chịu trách nhiệm về mọi mặt theo hợp đồng. Nếu như bên nào vi phạm sẽ chịu thiệt, có thể mất đi số tiền đặt cọc.

Đối với tài sản đặt cọc là gì thường sẽ là tiền hoặc các vật có giá trị khác. Bởi trong mối quan hệ đặt cọc thì phía đặt cọc phải đưa tài sản cho bên nhận đặt cọc. Chính vì vậy mà tài sản đặt cọc phải có tính chuyển giao và dễ dàng bảo quản.

Sau khi hoàn tất hợp đồng thì đặt cọc cũng sẽ chấm dứt, nó có thể trả lại cho bên đặt cọc. Hoặc trở thành tài sản để thanh toán hợp đồng.

Đặt cọc là gì

Đặc điểm của việc đặt cọc tiền là gì?

Như đã nhắc trước đó, tài sản đặt cọc phải là vật có giá trị hoặc có thể dùng để thanh toán. Thông thường, mọi người sẽ sử dụng tiền để đặt cọc vì nó có thể bảo quản dễ dàng và còn có thể thanh toán. Vậy nên, việc đặt cọc phải được ghi rõ trong hợp đồng, phải rõ ràng số tiền đã cọc hay số tài sản đặt cọc.

Thứ hai, bên đặt cọc chính là người đưa tiền hoặc tài sản ra để đặt cọc. Còn bên nhận đặt cọc chính là bên giữ tiền hoặc tài sản đặt cọc. Người nhận đặt cọc chắc chắn phải đảm bảo được tài sản đặt cọc, không được làm mất hoặc làm hỏng. Trường hợp, làm mất hoặc làm hỏng tài sản đặt cọc chắc chắn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thứ ba, nhìn chung mục đích của việc đặt cọc chính là đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng hoặc là đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng được hoàn tất. Tránh sự bội tín của một trong các bên giao kết trong hợp đồng.

Hình thức đặt cọc tiền như thế nào?

Khi đã biết được đặt cọc là gì, bạn cần tìm hiểu thêm về các hình thức đặt cọc. Hiện nay, Bộ luật dân sự của nước ta không có quy định cụ thể về hình thức đặt cọc. Mọi người có thể hiểu đơn giản đặt cọc chính là bước để các bên đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình. Bên đặt cọc chỉ cần đưa ra hình thức đặt cọc phù hợp với tài sản của mình và bên nhận đặt cọc. Có thể đặt cọc bằng tiền mặt, vàng, bạc, đá quý, giấy tờ nhà đất,… Nhưng phải đảm bảo được tài sản không liên quan đến các vi phạm của pháp luật.

Đặt cọc là gì

Hơn hết, việc đặt cọc chắc chắn phải được lập thành văn bản cụ thể, có chữ ký của các bên. Việc thỏa thuận và đặt cọc bằng miệng sẽ không có giá trị pháp lý. Khi gặp vấn đề thì sẽ không được pháp luật giải quyết.

Quy định xử lý liên quan đến đặt cọc là gì?

Nếu bạn đã hiểu được “đặt cọc tiền là gì?” thì liên quan đến việc vi khi phạm đặt cọc. Theo Bộ Luật dân sự nước ta được xử lý theo sau:

Bên đặt cọc tiền không hoàn thành nghĩa vụ của mình

Nếu như bên đặt cọc từ chối việc giao kết hay không thực hiện theo hợp đồng đã ký. Thì bên nhận đặt cọc sẽ được hưởng hết số tài sản mà bên đặt cọc đã đưa trước đó.

Ví dụ như: Bà T có nhận trước số tiền đặt cọc mua nhà của ông H là 10.000.000 đồng vào ngày 12/05/2022. Và quyết định sẽ ký hợp đồng chuyển nhượng hoàn tất số tiền còn lại vào ngày 10/06/2022. Tuy nhiên, đến thời hạn thì ông H đòi hủy và không muốn tiếp tục ký chuyển nhượng mua nhà vì lý do cá nhân. Và đề nghị bà T trả lại 10.000.000 đã đặt cọc vào ngày 12/05. Việc ông H từ chối giao kết dẫn đến vi phạm hợp đồng đã đặt ra trước đó, nên ông H sẽ mất 10.000.000 đồng đặt cược. Vậy bà T sẽ là người được thừa hưởng số tiền đặt cọc đó.

Bên nhận tiền đặt cọc từ chối trách nhiệm của mình

Đối với trường hợp bên nhận đặt cọc chối bỏ trách nhiệm, không thực hiện đúng với hợp đồng đã ký của hai bên trước đó. Thì phải chịu trách nhiệm trả lại tài sản cho bên đặt cọc. Và bồi thường thêm một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đã cọc hoặc số tiền ghi trong hợp đồng. Trừ trường hợp hai bên đã có thỏa thuận riêng. Thông thường nếu như dùng tiền để đặt cọc thì bên nhận đặt cọc phải bồi thường một số tiền gấp hai hoặc gấp 3 lần cho bên đặt cọc.

Cũng như ví dụ bà T nhận tiền đặt cọc của ông H, tuy nhiên đến ngày 10/06/2022 ông H đem số tiền còn lại đến để hoàn tất việc mua nhà. Thì bà T đã bán căn nhà đó cho người khác và từ chối trả lại tiền đặt cọc cho ông H. Vì vậy bà T đã vi phạm nghĩa vụ  đặt cọc nếu hai bên không thỏa thuận thống nhất. Bà T sẽ được giải quyết theo pháp luật. Bà phải hoàn trả cho ông H 10.000.000 đồng và bồi thường thêm 10.000.000 đồng theo hợp đồng đã ký. Vậy ông H sẽ nhận được 20.000.000 đồng từ bà T.

Sau khi tham khảo qua bài viết trên, chắc hẳn bạn sẽ hiểu được các vấn đề liên quan đến “đặt cọc là gì?” Bên cạnh đó, bạn còn có thể biết được cách xử lý khi vi phạm các vấn đề liên quan đến đặt cọc. Hy vọng những thông tin của New Real Estate sẽ giúp ích cho quý bạn đọc.

5/5 - (32 bình chọn)

    Phòng kinh doanh dự án & chăm sóc khách hàng

    Quý khách vui lòng để lại thông tin

    Bộ phận kinh doanh New Real Estate sẽ liên hệ ngay!




    Bài viết liên quan