Trang Chủ » Blog » Giải Đáp » Hoàn cọc là gì? Trường hợp nào được hoàn cọc? Thủ tục ra sao?

Hoàn cọc là gì? Trường hợp nào được hoàn cọc? Thủ tục ra sao?

Cùng với đặt cọc và phạt cọc, hoàn cọc là một thuật ngữ phổ biến trong các giao dịch dân sự. Đây là một hình thức bảo đảm được sử dụng nhiều khi giao kết hợp đồng. Vậy hoàn cọc là gì? Những trường hợp nào được hoàn cọc theo quy định của pháp luật? Mời các bạn chú ý theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về hoàn học và các thông tin liên quan.

Hoàn cọc là gì

Tìm hiểu hoàn cọc là gì?

Trong bất kỳ một giao dịch dân sự nào, để bảo đảm thực hiện hợp đồng, thông thường bên yêu cầu giao dịch sẽ tiến hành đặt cọc trước một khoản có giá trị như tiền, tài sản (kim khí quý, đá quý…).

Nếu phần đặt cọc này nhận được sự đồng ý của bên nhận đặt cọc sẽ được ghi vào hợp đồng thành một điều khoản dưới dạng văn bản. Theo giá trị hợp đồng và thỏa thuận của hai bên, số tiền đặt cọc thường không vượt quá 50% giá trị giao dịch.

Sau khi giao dịch được hình thành, tài sản dùng để đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ vào phần tài sản mà bên nhận đặt cọc được hưởng. Vậy hoàn cọc là gì? Hiểu một cách đơn giản, hoàn cọc là việc bên nhận đặt cọc hoàn trả lại phần tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Xem thêm: Cách hoàn thuế thu nhập cá nhân nhanh nhất hiện nay

Những trường hợp nào được hoàn cọc?

Dựa theo khoản 2 điều 328 Bộ luật dân sự 2015, các trường hợp được hoàn cọc quy định cụ thể như sau:

+ Nếu giao dịch được thực hiện theo đúng thỏa thuận của các bên, tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ vào phần tài sản mà bên nhận đặt cọc nhận được trong quá trình giao dịch.

+ Nếu bên đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì có thể thỏa thuận với bên nhận đặt cọc để trả lại tiền đặt cọc và chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, nếu  không thỏa thuận được bên đặt cọc sẽ không được hoàn cọc và cọc đó thuộc về bên nhận đặt cọc.

+ Nếu bên nhận đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc có sai sót trong quá giao dịch thì có thể thỏa thuận với bên đặt cọc để trả lại tài sản đặt cọc và chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, nếu không thỏa thuận được, bên nhận đặt cọc có nghĩa vụ phải bồi thường cho bên đặt cọc một khoản tiền tương đương với số tiền đặt cọc. Trường hợp này được gọi là phạt cọc.

+ Nếu hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng của hợp đồng không tồn tại, chủ thể tham gia chết, pháp nhân đã chấm dứt hoạt động hoặc hợp đồng bị vô hiệu hóa do các bên tham gia không hợp pháp… thì khi đó hai bên sẽ hủy hợp đồng và trả lại những gì đã trao bao gồm tài sản đặt cọc.

Hoàn cọc là gì

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch dân sự

Trong mọi giao dịch dân sự, các chủ thể tham gia đều có quyền và nghĩa vụ nhất định. Cùng xem qua quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc và nhận đặt cọc dưới đây để hiểu hoàn cọc là gì nhé!

Bên đặt cọc

Bên đặt cọc có các quyền như sau:

− Yêu cầu bên nhận đặt cọc không sử dụng tài sản đặt cọc để xác lập giao dịch dân sự khác; đồng thời thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc không bị hao mòn, mất giá trị.

− Thay thế, trao đổi tài sản đặt cọc hoặc lấy tài sản đặt cọc để tham gia các giao dịch dân sự khác với điều kiện được sự đồng ý của bên nhận đặt cọc.

Song song đó, bên đặt cọc cần thực hiện những nghĩa vụ sau:

− Thanh toán chi phí hợp lý để bên nhận đặt cọc bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc.

− Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận được đặt cọc được sở hữu tài sản đặt cọc.

Bên nhận đặt cọc

Bên nhận đặt cọc có các quyền như sau:

− Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc dùng tài sản đặt cọc để trao đổi, thay thế hoặc tiến hành giao dịch dân sự khác khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc.

− Có quyền sở hữu tài sản đặt cọc nếu bên đặt cọc vi phạm giao kết, thực hiện hợp đồng.

Bên nhận đặt cọc cần thực hiện những nghĩa vụ sau:

− Giữ gìn, bảo quản tài sản đặt cọc để tránh hao mòn, giảm sút giá trị.

− Không được được sử dụng tài sản đặt cọc hoặc xác lập giao dịch dân sự khác khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc.

Một số lưu ý về việc hoàn cọc đối với tiền trả trước

Bên cạnh hiểu hoàn cọc là gì, mọi người nên phân biệt sự khác nhau giữa hai thuật ngữ đặt cọc và tiền trả trước. Khác với tiền đặt cọc, pháp luật không có quy định về hoàn trả tiền trả trước. Do đó, hậu quả pháp lý của tiền trả trước sẽ khác với hậu quả pháp lý của đặt cọc. Cụ thể, phần tiền trả trước này sẽ được hoàn trả theo quy định về hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng, các quy định khác của pháp luật.

Trên đây là các thông tin giải đáp hoàn cọc là gì và các thông tin cơ bản của các bên tham gia giao dịch dân sự. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho trong quá trình tìm hiểu và thực hiện giao dịch hợp đồng. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về pháp lý thì hãy liên hệ với New Real Estate để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

5/5 - (39 bình chọn)

    Phòng kinh doanh dự án & chăm sóc khách hàng

    Quý khách vui lòng để lại thông tin

    Bộ phận kinh doanh New Real Estate sẽ liên hệ ngay!




    Bài viết liên quan