Trang Chủ » Blog » Hướng Dẫn » Nghề môi giới bất động sản là gì? Có dễ làm? Chia sẻ cách làm

Nghề môi giới bất động sản là gì? Có dễ làm? Chia sẻ cách làm

Có bao giờ nghe bạn nghe đến cụm từ “cò đất” hay còn biết đến “cò bất động sản” chưa? Vậy “môi giới bất động sản” là nghề gì ? Có phải là “cò đất”? Câu trả lời là không! Nhân viên nghề môi giới bất động sản là người có chứng chỉ hành nghề hoặc kiến ​​thức về việc kinh doanh bất động sản, hỗ trợ người bán và người mua làm thủ tục mua bán bất động sản và thuộc các công ty kinh doanh bất động sản có quy định rõ ràng.

Các nhà môi giới bất động sản còn tư vấn, tiếp thị cho khách hàng có nhu cầu mua bán nhà đất. Khác với môi giới bất động sản dùng kiến ​​thức, tầm nhìn để đánh giá thị trường và đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích dành cho khách hàng, “cò đất” chỉ là người làm trung gian giới thiệu các sản phẩm bất động sản. Được kinh doanh và hoạt động theo “quy luật ngầm” của ngành bất động sản.

Nghề môi giới bất động sản

Nghề môi giới bất động sản là nghề gì?

Môi giới bất động sản là một nghề rất quan trọng, góp phần giúp cho các giao dịch mua bán nhà đất trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn. Với kiến ​​thức và kỹ năng của mình, họ là người đưa ra những lời khuyên phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của người mua, hoặc giúp người bán bán được tài sản với giá cao. Nhân viên làm nghề môi giới bất động sản cũng là người hỗ trợ khách hàng giải quyết các thủ tục, hồ sơ giao dịch bất động sản hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn.

Công việc hàng ngày của một nhân viên kinh doanh bất động sản bao gồm:

Tìm kiếm các khách hàng tiềm năng về cho công ty bằng cách xây dựng và mở rộng các mối quan hệ trong xã hội, tham gia vào các buổi hội thảo về kinh doanh bất động sản, tiếp cận các khách hàng thông qua điện thoại, email, hay các trang mạng xã hội,…

Cung cấp thông tin về dự án, chương trình khuyến mãi, đưa ra lời khuyên phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng muốn mua hoặc giúp khách hàng bán nhà với mức giá cao (nhưng không được ép giá khách bán), vì làm như vậy là không nên đối với một môi giới bất động sản chân chính. Ngoài ra, còn ảnh hường đến đạo đức nghề nghiệp.

  • Hỗ trợ khách hàng trong giao dịch bất động sản.
  • Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng để tạo ra khách hàng trung thành.
  • Đề ra các chiến lược tăng trưởng cho công ty.

Nghề môi giới bất động sản

Quy trình của người làm môi giới bất động sản

1. Khai thác khách hàng tiềm năng

  • Càng nhiều khách hàng tiềm năng, xác suất giao dịch thành công càng cao.
  • Lưu trữ dữ liệu thông tin của khách hàng, phân tích các phân khúc thị trường, lên kế hoạch khai thác đồng thời bổ sung thường xuyên vào danh sách khách hàng tiềm năng.

Nghề môi giới bất động sản

2. Nhận yêu cầu của khách hàng

Đối với khách hàng gửi bán: Khách hàng là chủ sở hữu hay trung gian, động cơ và thời điểm yêu cầu, tìm hiểu về tính pháp lý của bất động sản, sản phẩm bất động sản cụ thể, giá trị (giá gốc và mức chênh lệch), mức độ rủi ro.

Đối với khách hàng đang có nhu cầu mua: Mục đích an cư hay với mục đích đầu tư, khả năng tài chính, mức độ quan tâm đến phong thủy, vị trí BĐS quan tâm, loại hình, đặc điểm, giá trị và tính pháp lý của BĐS.

3. Tư vấn

Hãy nhớ tâm lý chung của khách hàng: “Mua giá thấp bán giá cao nhất”.

Đối với khách hàng gửi bán: Nên tư vấn về giá trị của bất động sản. Thông thường, các đại lý bất động sản sẽ muốn giá thấp để dễ bán. Tuy nhiên, mọi vấn đề có thể thương lượng được, và có thể duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng, bạn cần chứng tỏ khả năng bán nhà nhanh nhất có thể với giá cao nhất có thể.

Đối với khách hàng cần mua: Ngược lại với khách hàng gửi bán, các nhân viên kinh doanh bất động sản sẽ muốn giá thấp để dễ dàng tìm được sản phẩm giới thiệu. Nên tư vấn về sản phẩm, nếu đảm bảo chất lượng thì giá hơi cao cũng hợp lý và xứng đáng.

Đã làm nghề môi giới bất động sản thì phải nắm 2 nguyên tắc của khách hàng ở trên, để tránh nhầm lẫn thì bạn nên ghi chú lại và lên kế hoạch trước khi gặp khách hàng.

4. Tiếp thị

  • Liên hệ với khách hàng có sẵn trong data.
  • Bán hàng trên hệ thống website của công ty, đăng tải thông tin trên mạng xã hội.
  • Tiếp thị trực tiếp ngay trong các buổi sự kiện, hội thảo về bất động sản.
  • Tận dụng các mối quan hệ trong xã hội để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

5. Thương lượng

  • Tìm hiểu về sản phẩm, thông tin người bán và người mua, chọn thời gian, hình thức liên hệ.
  • Tiếp xúc đàm phán: Tạo không khí thoải mái để lấy lòng tin từ đối tác, tìm cách thăm dò nhu cầu của khách hàng.
  • Thông báo đàm phán thành công: Trong các bước đàm phán đến bước quyết định cuối cùng.

6. Thực hiện giao dịch

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết cho giao dịch.
  • Thái độ phục vụ nhiệt tình, cởi mở xúc tiến giao dịch nhanh chóng.
  • Rà soát hồ sơ pháp lý và giải đáp thỏa đáng các thắc mắc liên quan, thông báo về đơn giá, đặt cọc, tiến độ thanh toán.

7. Kết thúc giao dịch

Theo dõi tiến độ của thương vụ: Trao đổi với người bán và người mua để làm thủ tục, thông báo cho các bên về thời gian thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng, có mặt để làm chứng trong mỗi lần thanh toán.

Thu phí và chốt giao dịch: Thu phí cần thiết, giới thiệu thêm dịch vụ của công ty, gửi quà, thư cảm ơn và tìm hiểu thêm về nhu cầu mới của khách hàng, đánh giá được mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, đây là kỹ năng quan trọng của nghề môi giới bất động sản.

8. Duy trì và chăm sóc khách hàng

  • Đảm bảo chất lượng của quy trình chăm sóc khách hàng, tăng tính chuyên nghiệp khi đạt hiệu quả tối ưu trong giao dịch.
  • Thường xuyên liên hệ để duy trì mối quan hệ thân thiết, xây dựng khách hàng thân thiết.

Bài viết ở trên của New Real Estate tuy ngắn nhưng chắc chắn có thể giải thích phần nào thắc mắc của các bạn đang có ý định làm nghề môi giới bất sản nhưng không biết là làm gì, công việc hàng ngày ra sao. Cảm ơn các bạn đã đọc bài chia sẻ của chúng tôi!

5/5 - (11 bình chọn)

    Phòng kinh doanh dự án & chăm sóc khách hàng

    Quý khách vui lòng để lại thông tin

    Bộ phận kinh doanh New Real Estate sẽ liên hệ ngay!




    Bài viết liên quan