Trang Chủ » Quy Hoạch » Quy hoạch sông Hồng

Quy hoạch sông Hồng

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được định hướng là trung tâm kinh tế của vùng Thủ đô nước ta. Dự án được xem như đặt nền móng cho hình hài trong tương lai của thành phố sông Hồng. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 1045/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch khu đô thị sông Hồng. Sau đây là những thông tin về bản đồ quy hoạch sông Hồng mới nhất được đội ngũ New Real Estate cập nhật.

Quy hoạch khu đô thị sông Hồng

Quy hoạch khu đô thị sông Hồng nhằm mục đích gì?

Sông Hồng luôn là tâm điểm của những nghiên cứu và nằm trong quy hoạch phát triển chung của Hà Nội. Và đến tháng 03/2020 quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã được phê duyệt. Theo dự án quy hoạch từ vị trí cầu Hồng Hà cho đến cầu Mễ Sở. Việc quy hoạch này như định hình cho nhánh sông ngàn năm của thành phố.

Quy hoạch sông Hồng đã tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc. Đây được xem là bước khởi đầu cho chặng đường hiện thực hóa giấc mơ Thành phố hai bên sông Hồng.

Đặc biệt, dự án là bước đột phá mới trong hành trình kiến thiết diện mạo của Thủ đô. Ban lãnh đạo thành phố muốn phát triển khu vực sông Hồng trở thành hành lang xanh đặc trưng của Hà Nội. Dự án này cũng góp phần thúc đẩy phát triển các hoạt động văn hoá và du lịch. Ngoài ra, cuộc sống của người dân nơi ven sông cũng vì thế mà ổn định hơn.

Quy hoạch khu đô thị sông Hồng trải dài bao nhiêu km?

Phân khu đô thị sông Hồng trải dài 40km tính từ cầu Hồng Hà cho đến cầu Mễ Sở. Khu quy hoạch này thuộc địa giới hành chính của các quận, các huyện bao gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, quận Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, quận Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín cuối cùng là Thanh Trì.

Quy hoạch khu đô thị sông Hồng

Tổng diện tích phân khu quy hoạch là khoảng gần 11.000 ha. Trong đó, sông Hồng chiếm 3.600ha, bãi đất sông hơn 5.400ha. Phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các làng xóm lâu đời như: Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt. Khu quy hoạch được cộng với các khu phố ngoài đê như: Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá,… Khu quy hoạch còn có đất của các công trình hạ tầng kỹ thuật, nơi công cộng,…

Quy mô dân số và nhà ở khu quy hoạch sông Hồng là bao nhiêu?

Dự báo quy mô dân số tối đa tại khu vực này đến năm 2030 khoảng 300 nghìn người. Trong đó, dân số hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang là 215 nghìn người. Dân số đất thuộc nhóm nhà ở mới là 85.000 người.

Những khu vực nào hưởng lợi trong dự án quy hoạch sông Hồng?

Quy hoạch sông Hồng được định hướng chức năng chính là không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị ở trung tâm. Do đó, thành phố quy hoạch không gian thoát lũ trên nguyên tắc gồm:

  • Không nâng cao các tuyến đê bối đang hiện có.
  • Không thu hẹp về không gian thoát lũ.
  • Không đề xuất các giải pháp đê mới trong đê cũ.
  • Không làm thay đổi mục tiêu và tiêu chuẩn phòng chống lũ đã được Thủ Tướng phê duyệt tại Quyết định số 257 vào năm 2016.

Đoạn từ cầu Hồng Hà cho đến cầu Thăng Long

Đoạn này quy hoạch thành khu phát triển không gian sinh thái và bảo tồn tự nhiên. Dự án được dựa trên cơ sở các làng xóm ven đô thị và dần đô thị hoá, đất bãi, đất nông nghiệp của các khu Mê Linh, Đông Anh, Đan Phượng, Bắc Từ Liêm. Định hướng phát triển khu vực này là một công viên chuyên đề. Công viên này với mô hình trang trại sinh thái và nông nghiệp đô thị. Khu vực sẽ nhằm phục vụ cho du lịch và các khu đa chức năng gắn với các hoạt thương mại, dịch vụ và vận chuyển.

Đoạn từ cầu Thăng Long cho đến cầu Thanh Trì

Đây là khu vực trung tâm của quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Phía Bắc nơi này gồm làng xóm đô thị hoá thuộc huyện Đông Anh, quận Long Biên. Nơi này còn có khu đất bãi đã được nghiên cứu xây dựng. Phía nam thuộc các quận nội đô như Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Hoàng Mai. Về khu vực này thì thành phố định hướng đa chức năng với các công trình công cộng. Cụ thể khu vực này sẽ phục vụ về văn hoá và thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó, không gian cảnh quan cũng nhằm thúc đẩy tiện nghi giải trí của đô thị.

Đoạn từ cầu Thanh Trì cho đến cầu Mễ Sở

Đây chính là không gian sinh thái trọng tâm của phân khu đô thị sông Hồng. Khu vực này sẽ gồm các khu trồng rau màu, cây cảnh, nuôi trồng thuỷ sản. Cùng với đó đoạn này cũng sẽ được phát triển thêm các công trình di tích lịch sử. Định hướng khu vực này là bảo tồn và khôi phục các giá trị tự nhiên, văn hoá. Khu vực quy hoạch này nhằm mục đích phục vụ du lịch và phát triển đa chức năng khác.

6 bãi sông Hồng

Các khu này được nghiên cứu xây dựng mới với tỷ lệ 5% tương đương 1.590ha. Toàn khu sẽ gồm Thượng Cát-Liên Mạc, Hoàng Mai-Thanh Trì, Chu Phan-Tráng Việt, Đông Dư-Bát Tràng, Kim Lan-Văn Đức. Riêng khu vực Tàm Xá-Xuân Canh được nghiên cứu xây dựng mới với khoảng 408ha ứng với tỷ lệ 15%.

Quy hoạch khu đô thị sông Hồng

Bất động sản sẽ tăng trưởng như thế nào sau khi quy hoạch sông Hồng?

Giới đầu cơ bất động sản liên tục săn đón thông tin đất đai tại khu vực ven sông Hồng. Lợi dụng nhu cầu lớn này, lượng lớn cò đất sẵn sàng nổ thông tin rao bán từ đất thổ cư, đất nông nghiệp, bãi đất bồi ven sông. Rất nhiều người đầu tư đất ở khắp nơi đang đổ về khu quy hoạch sông Hồng. Hình thức đầu tư chủ yếu được nhiều người quan tâm hiện nay là đầu cơ, lướt sóng,…

Bất động sản tại khu vực sông Hồng bất ngờ tăng cao so với thời điểm vài năm trước. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cho rằng, đầu tư lướt sóng, xuống tiền theo quy hoạch hay cơn sốt rất dễ gặp rủi ro. Chính vì vậy, đồ án quy hoạch ven sông Hồng vẫn đang chờ quy hoạch chi tiết và các xây dựng khác về hạ tầng giao thông, kỹ thuật,… Vì vậy, bất động sản ở đây vẫn chưa sinh lời nhanh như những tin tức được đồn thổi.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về bản đồ quy hoạch sông Hồng ở nước ta. Việc quy hoạch hiện đã thông qua và đang được tiến hành xây dựng. Trong những năm tới khu vực sông Hồng sẽ đón chào một diện mạo mới vô cùng hiện đại.

5/5 - (11 bình chọn)

    Phòng kinh doanh dự án & chăm sóc khách hàng

    Quý khách vui lòng để lại thông tin

    Bộ phận kinh doanh New Real Estate sẽ liên hệ ngay!




    Bài viết liên quan