Thông tin bản đồ quy hoạch Thái Bình được cập nhật với những nội dung liên quan đến kế hoạch sử dụng đất của tỉnh. Qua bản đồ, những nhà đầu tư thông thái có thể đánh giá được tiềm năng phát triển. Thái Bình sẽ khai thác mảnh đất màu mỡ này như thế nào? Cùng đọc hết bài viết này của New Real Estate để biết tình hình quy hoạch của tỉnh này hiện nay ra sao nhé!
Phạm vi bản đồ quy hoạch Thái Bình
Tỉnh sẽ quy hoạch tỉnh Thái Bình trên toàn bộ địa phận tỉnh với diện tích 1054km2 cùng các mặt tiếp giáp địa lý. Những mặt này bao gồm:
- Bắc Thái Bình giáp Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.
- Nam Định, Hà Nam tiếp giáp với hướng Tây và Tây Nam của Thái Bình.
- Hướng Đông của tỉnh Thái Bình tiếp Giáp với vịnh Bắc Bộ.
- Dựa theo bản đồ quy hoạch Thái Bình, kế hoạch quy hoạch sẽ được chia thành 8 đơn vị hành chính.
Một số thông tin về kế hoạch quy hoạch sử dụng đất
Thái Bình là một tỉnh được bao bọc bởi sông và Biển. Vậy nội dung và mục tiêu quy hoạch trong những năm tới là gì?
Mục tiêu của bản đồ quy hoạch Thái Bình là gì?
Nội dung quy hoạch của tỉnh Thái Bình để đạt được những mục tiêu sau:
Thái Bình đang lên kế hoạch để điều chỉnh việc quy hoạch sử dụng đất ở cấp quốc gia. Đồng thời việc sử dụng đất cấp huyện ở các ngành, các lĩnh vực phải được định hướng rõ ràng, tránh hiện tượng chồng chéo nhau.
+ Dựa vào việc thu hồi và bàn giao đất, việc quy hoạch đất phải đảm bảo sử dụng đất một cách hiệu quả, uy tín và bền vững nhất.
+ Định hướng việc quy hoạch và sử dụng đất theo từng vùng
Việc quy hoạch sử dụng đất sẽ được thực hiện trên 3 khu vực. Theo bản đồ quy hoạch Thái Bình, những khu vực này cụ thể như sau:
+ Khu vực 1: Đây là khu vực ven biển của tỉnh. Khu vực này bao gồm 15 xã của huyện Thái Thụy và còn 14 xã của huyện Tiền Hải.
+ Khu vực 2: Khu vực này là trung tâm của tỉnh Thái Bình. Khu vực trung tâm bao gồm các xã và huyện dọc tuyến quốc lộ 10 37, 39 và quốc lộ ven biển. Những khu vực được coi là trung tâm dịch vụ hiệu quả và phát triển những hoạt động văn hóa xã hội bao gồm thành phố Thái Bình, thị trấn Diêm Điền, thị trấn Hưng Nhân và thị trấn An Bài.
+ Khu vực 3: Khu vực này sẽ được quy hoạch để phát triển nông nghiệp và thông thôn. Những huyện, xã thuộc khu vực 3 bao gồm: những xã còn lại của huyện Thái Thụy, các xã của huyện Hưng Hà, huyện Vũ Thư, Huyện Tiền Hải, huyện Đông Hưng và huyện Kiến Xương.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thái Bình chi tiết
Dưới đây là những định hướng quy hoạch chi tiết cho từng khu vực để đạt được mục tiêu quy hoạch của tỉnh.
Định hướng quy hoạch sử dụng đất thành phố Thái Bình
Là khu vực trung tâm của tỉnh, thành phố là trung tâm kinh tế, văn hóa được chú trọng trong việc quy hoạch. Trong giai đoạn tới, tỉnh sẽ dự định quy hoạch trên diện tích 67.7km2 hiện có và những vị trí tiếp giáp gồm:
- Huyện Kiến Xương tiếp giáp với thành phố về phía Đông Nam và Nam.
- Hướng Tây và Tây Nam của thành phố giáp huyện Vũ Thư.
- Phía Bắc giáp huyện Đông Hưng.
- Theo bản đồ quy hoạch Thái Bình và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2040. Tình hình sử dụng đất được cụ thể như sau:
- Có 852 ha đất được sử dụng phục vụ cho điện lực.
- Diện tích đất công nghiệp, đô thị và các khu công nghiệp và cụm công nghiệp được mở rộng lên đến 8021 ha.
- Diện tích đất dân dụng và đô thị còn chiếm 1411 ha.
- Đất nông nghiệp, ngư nghiệp chiếm 6704 ha.
- 46 ha sẽ được sử dụng cho đất hạ tầng kỹ thuật.
- Ngoài kế hoạch phát triển lại trung tâm thành phố, các huyện của Thái Bình cũng được lên kế hoạch để quy hoạch.
+ Vũ Thư tọa lạc ở khu vực ranh giới phía Tây của thành phố. Huyện này sở hữu tuyến đường quốc lộ 10. Đây là tuyến đường thuận tiện để đến thành phố Thái Bình. Kế hoạch quy hoạch Thư Vũ sẽ được thực hiện trên 30 đơn vị hành chính.
+ Huyện Thái Thụy sẽ được quy hoạch dựa trên diện tích diện có. Theo bản đồ quy hoạch Thái Bình, huyện này sẽ quy hoạch các công trình dân dụng, giao thông vận tải. Kế hoạch quy hoạch được thực hiện trên 36 đơn vị hành chính.
+ Quy hoạch Thái Bình tại huyện Quỳnh Phụ sẽ được quy hoạch trên toàn bộ diện tích hiện có bao gồm 36 đơn vị hành chính.
Kế hoạch phát triển giao thông ở Thái Bình
Bản đồ quy hoạch Thái Bình đối với giao thông được thực hiện với mục tiêu lấy đường bộ làm chủ lực. Đồng thời tỉnh sẽ phát triển đường thủy để phục vụ vận tải hàng hóa cho đường bộ. Kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Nam Định, Thái Bình và Hải Phong sớm nhất. Mục tiêu của tỉnh là thu hút đầu tư để phát triển hạ tầng giao thông. Những tuyến giao thông huyết mạch có tình liên kết trong và ngoài tình luôn được ưu tiên chú trọng.
Bản đồ quy hoạch Thái Bình trên các trục đường cao tốc và quốc lộ
Tuyến đường cao tốc Thái Bình sẽ được thay đổi tuyến sang phía Đông của thành phố thay vì phía Tây như trước đây.
Các tuyến đường quốc lộ được quy nâng cấp bao gồm:
+ Quốc lộ 10 sẽ được nâng cấp thành đường cấp II với chiều dài 1km. Tuyến đường tránh được xây dựng với chiều dài 6.5km ở thị trấn Đông Hưng.
+ Quốc lộ 39 được nâng cao khoảng 35km. Xây dựng tuyến đường nối từ Kim Bôi đến nút giao quốc lộ 39 và quốc lộ 10 trên đoạn xã Đông Thọ. Mục tiêu của việc này là rút ngắn thời gian và hệ số triển tuyến trên quốc lộ 39.
+ Đường nối Hà Nam – Thái Bình và đường cao tốc Giẽ Ninh Bình sẽ được xây dựng tiếp giai đoạn 2. Giai đoạn 2 sẽ tiến hành từ đường quốc lộ đến đường quốc lộ ven biển.
Hệ thống giao thông nông thôn
Theo bản đồ quy hoạch Thái Bình, hệ thống các tuyến đường giao thông nông thôn được xây dựng thêm và cải tạo lại những tuyến đường cũ. Các tuyến đường được xây dựng dựa theo tiêu chuẩn quy hoạch cấp huyện và nông thôn kiểu mới. Các xã sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm chức năng kết nối với các dự án quy hoạch cao hơn.
+ Hệ thống đường sắt và xe buýt
+ Hệ thống đường sắt ở Thái Bình cơ bản sẽ được giữ nguyên hiện trạng theo bản quy hoạch năm 2008.
+ Các bến xe buýt cũng được giữ nguyên các tuyến. Tuy nhiên lộ trình chi tiết sẽ được điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu đi lại của người dân.
Thái Bình là một tỉnh có đặc tính người dân cần cù, chịu khó. Đây được xem là thị trường tiềm năng để đầu tư. Hy vọng với những kế hoạch phát triển trong bản đồ quy hoạch Thái Bình sẽ giúp cải thiện chất lượng sống của người dân.