Văn phòng thừa phát lại là một trong những cơ sở thực thi pháp luật được cấp phép có thể mang lại lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ chế định văn phòng thừa phát lại là gì. Do vậy, vẫn có nhiều người không biết nên nhờ ai giúp đỡ trong tình huống liên quan đến luật. Nếu vẫn chưa biết về chế định mới này, hãy cùng New Real Estate tìm hiểu ngay sau đây.
Thẩm quyền của văn phòng thừa phát lại là gì?
Trước khi tìm hiểu văn phòng thừa phát lại là gì, hãy đọc qua khái niệm thừa phát lại. Khái niệm thừa phát lại được pháp luật quy định rõ tại khoản 1 điều 2 NĐ 08/2020/NĐ-CP. Theo đó, Thừa phát lại là người đủ tiêu chuẩn được nhà nước bổ nhiệm thực hiện công việc.
Đó là các công việc như:
- Thực hiện tống đạt.
- Lập vi bằng.
- Xác minh điều kiện thi hành án của các vụ án dân sự.
- Tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của nghị định và pháp luật liên quan.
Phạm vi thẩm quyền của chức danh Thừa phát lại khá rộng. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều người biết đến chức danh này. Sở dĩ như vậy có lẽ là do cái tên Hán Việt của nó. Từ này rất khó cắt nghĩa nên ít người quan tâm tìm hiểu. Trên thực tế, nghĩa gốc của cái tên thừa phát lại là để chỉ người do Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Họ có nhiệm vụ thực hiện một số chức năng giống thẩm quyền nhân viên nhà nước. Tuy nhiên, họ không nằm trong diện cán bộ công chức nhà nước.
Từ khái niệm thừa phát lại, ta có thể biết được văn phòng thừa phát lại là gì. Văn phòng này là tổ chức hành nghề, là địa điểm làm việc của Thừa phát lại. Tên gọi của tổ chức thực hiện dịch vụ Thừa phát lại có tên theo cấu trúc: “văn phòng thừa phát lại + tên riêng”. Thừa phát lại là người đứng đầu, người chịu trách nhiệm trực tiếp của văn phòng. Họ cũng đồng thời là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
Điều kiện hành nghề của văn phòng thừa phát lại là gì?
Ngày nay, việc tìm kiếm về văn phòng thừa phát lại là gì đã trở nên phổ biến hơn. Người ta cũng quan tâm đến việc mở văn phải Thừa phát lại thì cần điều kiện gì. Nếu chưa biết về các điều kiện này thì bạn không nên bỏ qua phần sau đây.
+ Điều kiện, quy chuẩn để hành nghề và mở văn phòng này khác nhau ở mỗi nước. Theo pháp luật Việt Nam, chỉ có người đủ 6 điều kiện sau mới có thể làm thừa phát lại.
+ Đầu tiên là người có quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam. Người hành nghề phải có đủ sức khỏe, phẩm chất đạo đức để làm việc đúng lương tâm, pháp luật.
- Người hành nghề thừa phát lại không được có tiền án.
+ Điều kiện cần để hành nghề thừa phát lại là có bằng cử nhân luật. Đồng thời người hành nghề phải có kinh nghiệm công tác luật trên 5 năm. Có thể làm ở các lĩnh vực khác nhau như thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên,…
+ Sở hữu chứng chỉ hành nghề thừa phát lại là điều kiện quan trọng nhất. Đó có thể là chứng chỉ hoàn thành lớp huấn luyện hoặc lớp đào tạo nghề do Học viện tư pháp tổ chức.
- Người hành nghề thừa phát lại không kiêm nhiệm việc công chứng, luật sư,…
Công việc chủ yếu của văn phòng thừa phát lại là làm gì?
Nếu biết văn phòng thừa phát lại là gì mà không biết việc cần làm thì rất khó hoạt động. Theo điều 3, nghị định 08/2020/NĐ-CP, các công việc thừa phát lại được làm là:
Thực hiện tống đạt theo yêu cầu trực tiếp của Tòa hoặc cơ quan thi hành án dân sự
Đầu tiên là việc thực hiện tống đạt theo yêu cầu. Việc này do trưởng văn phòng giao cho thư ký nghiệp vụ. Nếu các bên có thỏa thuận khác thì có thể do Thừa phát lại đích thân thực hiện.
Khi thực hiện việc này, văn phòng Thừa pháp lại phải chịu trách nhiệm trước toà án. Hoặc chịu trách nhiệm trước cơ quan thi hành án dân sự về việc tống đạt. Họ có trách nhiệm thực hiện tống đạt chính xác, đúng thủ tục, đúng thời hạn. Nếu không họ sẽ phải bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại.
Ngoài ra, họ cũng sẽ phải thông báo về việc thi hành án dân sự. Các loại thủ tục tống đạt được thực hiện theo quy định pháp luật.
Lập vi bằng theo yêu cầu
- Vi bằng là bằng chứng để Tòa án xem xét giải quyết vụ án. Nên việc lập vi bằng cần có sự cẩn thận nhất định.
Thừa phát lại trực tiếp và chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thực hiện lập vi bằng. Ngoài ra họ có thể được hỗ trợ bởi thư ký của mình. Thừa phát lại ghi lại các sự kiện hành vi mà mình chứng kiến vào vi bằng. Việc ghi nhận này cần đảm bảo tính khách quan và trung thực hết mức có thể. Trong vài trường hợp, thừa phát lại có quyền mời nhân chứng để lập vi bằng.
Ngoài ra, còn có vài trường hợp quy định thừa phát lại không được lập vi bằng. Nếu muốn biết thêm, hãy đọc thêm ở luật dân sự. Luật quy định đầy đủ văn phòng thừa phát lại là gì và thông tin công việc của họ.
Tiến hành xác minh điều kiện thi hành án về dân sự theo yêu cầu đương sự
Một công việc cần tìm hiểu sau khi biết văn phòng thừa phát lại là gì, đó là xác minh điều kiện thi hành án. Kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại có thể được sử dụng để yêu cầu thi hành án. Các cơ quan thi hành án sẽ dựa trên kết quả này để tổ chức thi hành án.
Trong trường hợp cần thiết, để hỗ trợ đánh giá xác minh, thừa phát lại có thể mời chuyên gia. Tuy nhiên, quy trình vẫn phải đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật.
Việc xác minh điều kiện thi hành án được thỏa thuận lại giữa thừa phát lại và bên liên quan. Các bên đó là người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi liên quan.
Tổ chức trực tiếp thi hành án theo quyết định của Tòa ngoại trừ các án
Công việc cuối cùng trong khuôn khổ nhiệm vụ của thừa phát lại là thi hành án. Ở đây là tổ chức thi hành các vụ việc ngoài địa bàn quận/huyện nơi đặt văn phòng. Vì thế, việc hiểu rõ văn phòng thừa phát lại là gì và địa điểm của nó là rất quan trọng.
Việc thi hành án này cần tuân theo nghị định 61/2009/NĐ-CP và luật dân sự. Quyết định thi hành án được Thừa phát lại đưa ra trong vòng 5 ngày làm việc.
Với những thông tin về văn phòng thừa phát lại là gì của đội ngũ New Real Estate, bạn đã hiểu về nghề này chưa? Văn phòng này sẽ là nơi chịu trách nhiệm phần lớn các thủ tục dân sự. Vì thế, nếu có thắc mắc liên quan đến nó thì hãy đến ngay các cơ quan này để hỏi.