Trang Chủ » Blog » Giải Đáp » Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Điều kiện hưởng bảo hiểm này ra sao?

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Điều kiện hưởng bảo hiểm này ra sao?

Bảo hiểm thất nghiệp mang ý nghĩa quan trọng đối với người lao động, giúp chia sẻ gánh nặng về tài chính trong lúc chưa tìm được việc làm. Tuy nhiên có nhiều người vẫn không biết bảo hiểm thất nghiệp là gì? Khi nào được lĩnh tiền bảo hiểm này? Bài viết dưới đây của New Real Estate sẽ phần nào giải đáp những thắc mắc nêu trên, hi vọng thông tin mang đến sẽ hữu ích cho quý bạn đọc đang theo dõi.

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, vật giá leo thang, đồng tiền mất giá trị như hiện nay, đặc biệt là tình trạng phân bố nguồn lao động không đồng đều dẫn đến việc thừa thiếu việc làm ở nhiều nơi. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao kéo theo nhiều hệ lụy gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của xã hội, chính vì vậy bảo hiểm thất nghiệp được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít những khó khăn cho người lao động.

Khám niệm bảo hiểm thất nghiệp được hiểu như sau, đây là chính sách nhà nước đưa ra với nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động sau khi bị mất việc làm, đồng thời tun ra nhiều gói chính sách hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm theo khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013.

Bảo hiểm thất nghiệp

Những điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Theo Điều 42 Luật Việc làm 2013, chính sách bảo hiểm thất nghiệp được nhà nước đề ra gồm các hình thức như: Trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ đào tạo chương trình học nghề, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng để duy trì việc làm cho người lao động. Mỗi chế độ được đề ra sẽ có những điều kiện hưởng bảo hiểm nhất định.

Dưới đây, New Real Estate sẽ phân tích chi tiết từng điều kiện cụ thể để quý bạn đọc tham khảo:

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Dựa vào Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động muốn nhận mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện cần như sau:

+ Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng tại nơi làm việc.

+ Đã đóng bảo hiểm đủ 12 tháng đến 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ nhà nước về vấn đề việc làm trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kết thúc hợp đồng.

Điều kiện hưởng hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

Dựa theo Điều 54 Luật Việc làm 2013, người lao động cần đóng bảo hiểm thất nghiệp, bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nhưng vẫn có nhu cầu tìm kiếm việc làm thì sẽ được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu công việc mới.

Điều kiện hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm

Chế độ hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp duy trì việc làm cho người lao động là chính sách cho người sử dụng lao động. Để được nhận mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp quyền lợi này, người sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện được nêu tại Điều 47 Luật Việc làm 2013:

+ Đóng đủ các hình thức bảo hiểm cho người lao động liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.

+ Gặp những khó khăn về kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu kinh doanh.

+ Không đủ kinh phí để duy trì tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho nguồn nhân lực.

+ Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm có cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp ra sao?

Để có thể đảm bảo quyền lợi cá nhân của mình, người lao động cần hiểu cách tính bảo hiểm thất nghiệp. Ngay sau đây New Real Estate giải thích rõ hơn về mức đóng và hưởng của gói hỗ trợ xã hội này.

Mức đóng bảo hiểm hàng tháng

Dựa theo luật pháp được quy định vào Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng bảo hiểm hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động được định mức như sau:

+ Người lao động sẽ sử dụng 1% tiền lương tháng để đóng bảo hiểm.

+ Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia làm việc tại đó.

+ Lấy tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp và đóng các gói bảo hiểm xã hội bắt buộc, với mức lương đóng tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở điều đó tương ứng với 29,8 triệu đồng/tháng. Lưu ý tỷ lệ phần trăm phụ thuộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Bảo hiểm thất nghiệp

Cách tính bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp như thế nào?

Dựa vào Điều 50 Luật Việc làm 2013, lao động thất nghiệp sẽ được nhận bảo hiểm thất nghiệp dựa trên công thức tính như sau:

+ Mức thưởng hàng tháng = 60% x trung bình tiền lương tháng đóng bảo hiểm của 6 tháng liền tiếp trước khi thất nghiệp.

+ Chi tiết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định dựa trên các con số hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp: Đóng bảo hiểm đủ từ 12 – 36 tháng sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp. Tiếp theo đó, cứ đóng bảo hiểm đủ 12 tháng tiếp sẽ hưởng thêm 1 tháng trợ cấp, thời gian hưởng sẽ được quy định tối đa là 12 tháng.

Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

Căn cứ vào pháp luật theo Điều 54 Luật Việc làm 2013, người lao động thất nghiệp sẽ được nhận tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm.

Hỗ trợ học nghề

Ở mức hỗ trợ bảo hiểm này, người lao động tham gia bảo hiểm sẽ được hỗ trợ học nghề sẽ các quy định như sau:

+ Khóa đào tạo nghề trong vòng 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề trên thực tế nhưng tối đa 4,5 triệu đồng dùng cho một người trên một khóa đào tạo.

+ Khóa đào tạo nghề 3 tháng: Mức hỗ trợ sẽ được tính theo tháng, định mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa người lao động được nhận sẽ chỉ là 1,5 triệu đồng cho một người, trên 1 tháng đào tạo.

Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp có khó không?

Dựa vào luật pháp theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu quy định của nhà nước.
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của địa phương ở một trong các giấy tờ:
  • Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc tại một tổ chức hoạt động hợp pháp.
  • Giấy tờ xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi đã công tác.
  • Giấy quyết định thôi việc tại nơi đã công tác.
  • Giấy quyết định sa thải.
  • Giấy quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
  • Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động của một cá nhân.
  • Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã đã giải thể, phá sản, có quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm.
  • Sổ bảo hiểm xã hội được cấp trong quá trình đóng bảo hiểm.

Cách nhận bảo hiểm sẽ đơn giản hơn nếu bạn tuân thủ đầy đủ các yêu cầu trên hồ sơ New Real Estate đã liệt kê ở phần trên. Rất mong những chia sẻ chi tiết xung quanh câu hỏi “ bảo hiểm thất nghiệp là gì?” của New Real Estate sẽ mang tới những thông tin cần thiết giúp người lao động có hướng đi tốt hơn trong cuộc sống.

5/5 - (42 bình chọn)

    Phòng kinh doanh dự án & chăm sóc khách hàng

    Quý khách vui lòng để lại thông tin

    Bộ phận kinh doanh New Real Estate sẽ liên hệ ngay!




    Bài viết liên quan