Một trong những vấn đề có liên quan đến bất động sản đó chính là hình thức góp vốn mua đất. Nếu như bạn mua đất theo hình thức này thì cần phải thành lập một hợp đồng góp vốn mua đất. Vậy nên làm hợp đồng góp vốn như thế nào là chính xác nhất? Nếu như các bạn đang gặp khó khăn, vướng mắc trong trong quá trình làm hợp đồng thì hãy cùng theo dõi bài viết sau để có thêm những thông tin hữu ích nhé!
Hợp đồng góp vốn mua đất là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì hợp đồng góp vốn mua đất là một văn bản thỏa thuận do các bên tham gia cùng ký kết. Mục đích đó là góp vốn kinh doanh bất động sản mà tài sản cụ thể ở đây chính là đất đai.
Tất cả những khoản mục như nghĩa vụ, quyền lợi, điều khoản phân chia lợi nhuận sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên tham gia. Đồng thời, thỏa thuận này cũng phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Pháp luật. Cho nên việc lập mẫu hợp đồng góp vốn là vấn đề cực kỳ quan trọng. Chúng ta cần phải chú ý đến từng điều khoản, thông tin nhỏ nhất trong hợp đồng.
Hợp đồng góp vốn mua đất có vai trò giúp nhà nước có thể quản lý việc ký kết hợp đồng và đồng thời, đây còn là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của các bên để ký kết hợp đồng góp vốn một cách hiệu quả, an toàn nhất.
Xem thêm: Cập nhật các mẫu giấy chuyển nhượng đất viết tay mới nhất hiện nay
Những nội dung cần có trong hợp đồng góp vốn
Hiện tại thì pháp luật nước ta không quy định thống nhất mẫu hợp đồng góp vốn mua đất nên các bên có thể tự thỏa thuận các điều khoản để lập hợp đồng. Nhưng cần đảm bảo trong hợp đồng phải có đầy đủ những nội dung sau:
Thông tin chi tiết của các bên gồm: Họ tên, địa chỉ, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…
- Tài sản góp vốn.
- Thời hạn thanh toán.
- Phương thức thanh toán.
- Mục đích góp vốn mua đất.
- Quyền, nghĩa vụ của tất cả các bên trong hợp đồng.
- Phương thức giải quyết trong trường hợp giữa các bên xảy ra tranh chấp.
- Phân chia lợi nhuận và khắc phục rủi ro trong hợp đồng góp.
Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua đất như thế nào?
Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua đất được hiểu là việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình khi góp vốn mua đất cho người khác. Các bên thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp bằng việc lập hợp đồng chuyển nhượng.
Việc tự do chuyển nhượng vốn góp không bị pháp luật cấm. Nhưng việc góp vốn mua đất cần đáp ứng những điều kiện cụ thể để giao dịch có hiệu lực. Cụ thể, để được công nhận là chủ sử dụng đất và có quyền hợp pháp đối với đất thì tất cả các thành viên góp vốn mua đất phải đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Pháp luật đất đai đã quy định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng và chứng thực. Do đó, người góp vốn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ký vào hợp đồng này, sau đó công chứng, chứng thực.
Trên thực tế, nhiều trường hợp thành viên góp vốn không có tên trên Giấy chứng nhận mà chỉ có một người đứng tên nên việc chuyển nhượng hợp đồng góp vốn chỉ có chữ ký của các bên, không được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, người mua có thể gặp rủi ro pháp lý đáng tiếc nếu xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất, phân chia quyền lợi trên đất, v.v.
Ngoài ra, nhiều trường hợp mua đất nền dự án nhưng chủ đầu tư không làm hợp đồng chuyển nhượng mà làm hợp đồng góp vốn vì không đủ điều kiện mở bán bất động sản. Vì vậy, cần kiểm tra rõ nội dung và điều kiện của hợp đồng.
Những điều cần lưu ý khi thành lập, ký kết hợp đồng góp vốn mua bán đất
Khi soạn thảo hợp đồng góp vốn mua đất thì các bạn cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau đây để phòng tránh tối đa những rủi ro có thể xảy ra về sau:
Thứ nhất: Các bên nên thỏa thuận rõ ràng mức đóng góp cụ thể của mỗi bên, phân chia lợi nhuận được hưởng của mỗi bên một cách cụ thể khi hợp tác kinh doanh. Trong hợp đồng phải có các điều khoản ràng buộc và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, cần phải quy định rõ cơ quan nhà nước sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn xảy ra giữa đôi bên.
Thứ hai: Cần thỏa thuận rõ thêm các điều khoản về tài chính khi hợp tác góp vốn và quá trình xử lý, khai thác giá trị tài sản mua được. Đồng thời, quy định cụ thể về phương thức chấm dứt việc hợp tác để có những phương án xử lý tài sản khi các bên không còn hợp tác với nhau.
Thứ ba: Thỏa thuận rõ ràng về việc chỉ mua bán những loại đất có đầy đủ những điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến việc góp vốn mua bán đất.
Thứ tư: Khi thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất do không thể lường trước rủi ro cho nên các bên hãy ghi rõ các quy định sửa đổi, bổ sung để cùng thỏa thuận các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Cuối cùng: Tất cả các bên sau khi hoàn tất việc làm và ký kết hợp đồng góp vốn cần phải công chứng hợp đồng để làm căn cứ nếu như có xảy ra tranh chấp.
Nếu như quý vị đang có ý định góp vốn với bạn bè hoặc người thân cùng mua đất thì cần phải đặc biệt lưu ý đến những thông tin trên để tránh gây ra những sai sót trong quá trình làm hợp đồng góp vốn mua đất. Để biết thêm thông tin chi tiết về hợp đồng hoặc cần tư vấn, giải đáp bất cứ vấn đề gì thì các bạn hãy liên hệ New Real Estate để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!